Ăn gì cũng đau, nói chuyện cũng đau. Đó là vấn đề đau đớn khi bị nhiệt miệng,
cùng meodangian tìm hiểu về Mẹo trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả nhé!
Mục lục
- Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
- Mẹo trị nhiệt miệng tại nhà
- Cách phòng bệnh nhiệt miệng quay lại
Nhiệt miệng rất phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, những vết loét nhỏ dần dần lớn lên làm bạn thấy rất đau và khó chịu khi bất cứ thứ gì đụng vào.
Nhiệt miệng gây khó chịu |
1. Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Khi bị nhiệt thì người ta hay nói là do cơ địa trong người bị nóng hoặc ăn quá nhiều đồ cay-nóng. Nhưng thực tế đó chỉ là một phần nhỏ thôi, nguyên nhân chính chủ yếu là:
- Bị thương nhỏ trong miệng do các nguyên nhân như đánh răng quá mạnh, tai nạn khi chơi thể thao, vô ý cắn vào niêm mạc má bên trong miệng
- Một số loại đồ ăn nóng như: sôcôla, cà phê, dâu tây, trứng, một số loại hạt, phô mai và thực phẩm chứa nhiều gia vị hoặc có vị chua, cay.
- Cơ thể thiếu hụt vitamin B12, kẽm, sắt hoặc axit folic.
- Vi khuẩn gây loét dạ dày – tá tràng Helicobacter pylori hoặc một số vi khuẩn trong khoang miệng
- Stress trong công việc cũng như trong cuộc sống.
- Bệnh lý về gan: gan nhiễm độc do rượu, viêm gan, xơ gan…
2. Mẹo trị nhiệt miệng tại nhà
Mật ong
Dùng mật ong để trị nhiệt miệng |
Mật ong được xem là thần dược kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích phục hồi sự tổn thương. Do đó, dùng mật ong để chữa nhiệt miệng là phương pháp hữu hiệu nhất.
Cách áp dụng như sau:
- Súc nước muối sinh lý trước để vệ sinh khoang miệng.
- Dùng mật ong nguyên chất bôi lên trực tiếp nơi bị nhiệt.
- Khi bôi xong thì hạn chế ăn uống, nên bôi trước khi đi ngủ và sau khi ăn.
Cây cỏ mực
Cỏ mực có tác dụng kháng khuẩn và có thể cầm máu nhanh. Từ đó, Cỏ mực được xem là thứ chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Cây cỏ mực rất hữu ích |
Cách áp dụng như sau:
- Súc nước muối sinh lý trước để vệ sinh khoang miệng.
- Cỏ mực rửa sạch, giã nát.
- Lấy nước cốt hòa với mật ong.
- Dùng bông váy tai nhúng vào sau đó chấm vào nơi bị nhiệt miệng.
- Để hiệu quả thì nên làm trước khi ngủ và sau khi ăn.
Khi chấm vào sẽ khá đau rát đoạn đầu, cần chịu khó qua 1-2 đêm sẽ lành bệnh.
Sử dụng sữa chua
Sữa chua có tác dụng lợi khuẩn |
Sữa chua có tác dụng lợi khuẩn do có men vi sinh sống như lactobacillus. Đôi khi tình trạng nhiệt miệng xảy ra là do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột gây ra.
Nếu bạn đẩy lùi được vi khuẩn này thì nhiệt miệng sẽ không còn nữa. Vậy nên ăn sữa chua nhiều lần trong ngày sẽ giúp nhanh chóng đẩy lui vi khuẩn HP, giúp nhiệt miệng nhanh lành.
Bổ sung các vitamin
Để đẩy lui các vi khuẩn, đặc biệt những vi khuẩn gây hại dẫn đến nhiệt miệng. Bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin sau:
- Vitamin B: thường có trong các thực phẩm như cá hồi, các loại sữa, trứng…hãy bổ sung vào các bữa ăn của bạn.
- Axit folic: các loại rau xanh đậm như xà lách, Su xanh, rau chân vịt, măng tây, cải xanh…
- Nhiều chất sắt: Sắt có tác dụng chữa nhiệt miệng mà còn tăng độ cứng rắn cho xương và cơ. Thực phẩm giàu sắt bao gồm: hàu, gan gà, ngũ cốc, trứng…
- Nước dừa: giúp làm dịu viêm và nhiễm trùng loét của vết nhiệt
3. Cách phòng bệnh nhiệt miệng quay lại
Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống những thứ cứng-nhọn.
- Chế độ làm việc, ngủ-nghỉ ngơi điều độ để tránh stress.
- Vê sinh răng miệng đúng cách 2 lần mỗi ngày
- Đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là vào mùa thời tiết nắng nóng. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây, uống nhiều nước, bổ sung vitamin…. Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Súc miệng bằng nước sinh lý hằng ngày.
Chúc các bạn áp dụng các mẹo trị nhiệt miệng hiệu quả và không để nhiệt miệng quay lại với bản thân mình nhé!
Tham khảo thêm: Cây phong thủy trong phòng bếp