Nổi khổ của biết bao người khi nuôi một chú chim không thuần người, vậy phải làm sao để có thể thuần 1 chú chim dạn người.
Hãy xem qua các kinh nghiệm của mình đã áp dụng và rất thành công nhé!
Mục lục:
- Cách nhốt lồng cho chim
- Cách cho ăn
- Cách móc chim đúng chỗ
Mình cùng bắt đầu nhé!
1. Cách nhốt lồng cho chim
a. Dùng bịch nước 5 lít
Mọi người chắc sẽ chưa biết cách thuần chim để chim không bị tật lỗi cũng như không bị hư hỏng lông-cánh-trầy miệng… Về cách nhốt lồng bạn có thể tự chế 1 lồng bằng chai nước 5 lít, lột nhãn của chai ra để chai trong như vậy. Tự tạo những lổ nhỏ xung quanh, cầu chim và cửa lồng chim.
Tiếp theo bạn khoét 1 lỗ bằng 1 nan của lồng(tầm 1cm) và thiết kế 1 ly nước nhựa phía bên trong lồng. Bắt đầu đưa vào chế độ 7-10 ngày thuần chim nhé!
Khi bạn sang chim qua lồng chai nước 5 lít rồi thì chú chim và bạn có thể nhìn trực tiếp nhau, cầu chim bạn thiết kế nhỏ thôi và nếu được có thể không cố định để cầu có thể lắc lư tự do. Chim sẽ đứng vững cầu để không bị té.
Trước khi sang lồng thì bạn hãy cho chim nhịn đói 1 tiếng. Bạn hãy ngồi chơi với chim như vậy. Đợi khoảng 30 phút rồi hãy cho chim ăn 1 con cào cào, nhưng hãy cầm trên tay đưa từ từ vào lỗ rộng đó.
Đầu tiên thì chim rất hoảng, nhưng đói và muốn nhìn vào con cào cào. Nên bạn phải đưa cào cào trên cái lỗ đó và từ từ đứng ra xa 1 xíu, đợi chim ăn con cào cào đó xong mình ngồi đó nhìn nó(đứng khoảng cách vừa đủ để chim đứng cầu nha
Lần 2,3,4 cách nhau khoảng 1 phút và dần dần bạn tiến đến gần nhé. Sau khi cho ăn xong có thể ngồi 1 lúc rồi sang chim về lồng bình thường nha. Tập thói quen cho chim là sang lồng bịch nước là sẽ có cào cào ăn. Như vậy chim sẽ rất nhanh dạn với bạn. Nếu trúng chim lứa thì thời gian rút ngắn hơn nhiều.
Cách trên thực sự bạn phải chuẩn bị công phu và những ngày đầu thường thấy sót cho chim, nhưng công dụng nhất đó nhé.
b. Dùng lồng chim bổi
Ở cách này thì đơn giản rồi, bạn chỉ cần mua 1 loại lồng bổi nan sít í, để chim khỏi chui đầu làm trầy mỏ chim.
Thường thì mua loại lồng mini, càng nhỏ thì càng nhanh dạn lồng. Hãy thiết kế lồng với cầu trên cầu dưới, từ ban đầu chim sợ thì sẽ muốn đứng cầu trên để xa người. Nhưng về sau dần dần đứng người rồi thì bạn có thể lấy cầu trên ra thì lúc này chim sẽ đứng quen cầu dưới và sẽ quen với lồng+chủ.
Cách này thì phổ biến nhưng thời gian khá dài, nên kèm phải kết hợp với phương pháp : cách cho ăn hoặc cách móc chim đúng chỗ
2. Cách cho ăn
Bạn đừng quá chăm chim mà nghĩ lại như mình là đầy tớ của nó, hãy nghĩ răng Chim sẽ phải bị mình thuần phục.
Cách cho ăn đơn giản. Hãy cho ít bột trong cóng(vừa đủ ăn 1 tiếng). Sau khi hết bột thì bạn cứ để vậy 1 tiếng sau hãy đến cho ăn, lúc này chim rất đói. À lúc này cũng đừng đưa trái cây hay mồi tươi nào khác trong lồng hết nhé. Cầm trên tay 1 con cào cào xanh và nhỏ, từ từ mang đến đặt trên ly bột và bạn hãy ngồi yên vậy. Nếu được hay giữ bàn tay của bạn gần lồng chim.
Chim sẽ mò đến ăn và nhìn vào bạn, lúc này chim vẫn còn sợ. Nên để chim ăn xong con cào cào rồi bạn mới di chuyển. Chim ăn con cào cào nhỏ vậy cũng chưa thực sự no đâu, nó sẽ thèm tiếp. Rồi bạn cho chim ăn tiếp con thứ 2, và tập nhịn đói 2 tiếng sau bạn mới bỏ bột. Cứ thay phiên như vậy.
Chim sẽ dần dần nghĩ đến bạn là người chủ của nó. Không có chủ thì đói, có chủ thì no đầy!
Cứ như vậy khoảng 1-2 tháng thì Chim sẽ rất nhanh dạn. Bạn đừng sợ chim đói hay tội cho chim nhé, chỉ sau 1-2 tháng là bạn cứ cho ăn chế độ lại bình thường. Từ cách này chim càng có chế độ ăn ít, đến khi lên giàn đỡ phải ăn. Ngược lại bỏ bột ít thì bột được nguyên chất, đỡ mất mùi và bột đỡ bị rơi xuống lồng.
3. Cách móc chim đúng chỗ
Cách móc chim cũng khá quan trọng nếu bạn tinh ý.
Khi móc chim bạn nên nhớ rằng: Hãy có 1 chỗ móc cứng cáp để lồng không bị xoay quanh, hay lồng nặng quá rồi dễ bị rớt lồng…
Nếu chim mới về thì bạn nên móc ép tường kèm 1 lớp che 1 bên, trừa 2 bên để chim khỏi bị bung quá và hoảng loạn sẽ dễ làm chim bị hư lông, trầy mỏ.
Nếu là chim bổi thì bạn hãy móc ở nơi đông người, nhưng cách này sẽ làm chim bị tung hư lông và trầy mỏ nhiều. Nhưng đến khi thay lông là chim vừa dạn và cũng sẽ không còn bị trầy mỏ hay hư lông do tung nữa rồi.
Bạn nên tránh móc chim ở dưới bóng đèn, vì như vậy sẽ làm chim hoảng khi mở điện buổi tối. Dẫn đến tật lỗi đầy mình nữa.
Nên móc chim tránh những nơi có kiến-thằn lằn-mèo-chuột… Nếu những con này vào lồng chim buổi tối thì xác định chim bạn không còn gì luôn.
Các điểm trên cũng chỉ là kinh nghiệm của mình, nếu bạn áp dụng và thấy tốt thì hãy chia sẻ bài viết này đến những người bạn của mình nhé.
Chúc các bạn thành công!