Ngoái-ngửa-bu nóc ở chim chào mào rất phổ biến hiện này. Vậy làm thế nào để tìm nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi này, các bạn hãy đọc về kinh nghiệm trị ngoái-ngửa-bu nóc nhé!
Mục lục:
- Ngoái ngửa bu nóc là gì?
- Ảnh hưởng của việc ngoái-ngửa-bu-nóc
- Cách chữa trị-biện pháp khắc phục
1. Ngoái-ngửa-lộn-bu nóc là gì?
Định nghĩa về những điểm Ngoái-ngửa-bu nóc ở chim mào như sau:
Ngoái: từ Ngoái ở đây là khi chú chim của mình bu lên nan, thay vì tung hoặc muốn đeo chim trời-chim đối thủ thì lại ngước về phía sau.
Ngửa: là khi chim đang đứng yên trên cầu lại ngã đầu lui phía sau, và đôi mắt lại muốn nhìn lên trên và nhìn vòng phía sau theo đầu của nó nhưng người vẫn giữ nguyên tư thế phía trước.
Lộn: đơn thuần cũng như ngửa, nhưng ở mực độ nặng rồi. Lúc này chim đã như là 1 gánh xiếc, nhào lộn thành vòng tròn quanh cầu. Và lộn lui phía sau
Bu nóc: là dấu hiệu chim của bạn không nhảy qua về các cầu-nan lông mà lại bu lên trên nóc của lồng như chú khỉ vậy.
2. Ảnh hưởng của việc ngoái-ngửa-bu nóc
Ngoái-ngửa-nhào lộn-bu nóc thực chất không ảnh hưởng gì đến tố chất của chú chim mình, nhưng nó lại ảnh hưởng đến tương lai đi xa của nó.
Đặc biệt là giá cả. Thường thì ảnh hưởng nhất ở lúc các tật lỗi này xuất hiện là ở giàn hay ở nhà…
Giả sử nếu chim có ngoái-ngửa mức độ nhẹ ở nhà, khi lên giàn không bao giờ bị thì không sao cả. Giá cả cũng không bị ảnh hưởng là bao nhiêu, vì người ta chủ yếu chơi ở giàn!
Còn nếu chim đã bị lỗi ở giàn thì thôi nhé, đảm bảo các nghệ nhân xung quanh sẽ hò hét lên vì sợ các chú chim kia học tánh bắt chước. Do đó, họ sẽ muốn hạ chim đó và bàn tán rất nhiều. Đương nhiên giá cả thì dù chim hay cở nào cũng không còn được giá như tố chất của chim được nữa rồi.
Đôi lúc việc lỗi ngửa-ngoái-lộn-bu nóc nó ảnh hưởng đến tâm lí của bản thân, tự thấy rất nản và chán. Nên làm bạn phải suy sụp về chú chim cũng như việc đam mê chim của mình!
3. Cách chữa trị-biện pháp khắc phục
Nói đến cách chữ trị và biện pháp khắc phục thì bạn phải nghĩ đến nguyên nhân của các lỗi trên thì mình mới tự khắc phục được.
Nguyên nhân thì khá là nhiều, nhưng mình tóm lại là: chủ yếu do lồng chim-cách nuôi ép chim quá gây ức chế- lúc chim còn non lại cho nhìn các chú chim lỗi hoặc do chỗ móc chim dưới ánh đèn…
Từ các nguyên nhân trên thì bạn phải khắc phục từng điểm ngay từ ban đầu.
Lồng chim không được hẹp quá, nóc lồng chim đừng có dạng bầu tròn và nan phía trên lồng phải là nan sít để chim hạn chế bu nóc, và tránh tình trạng ngoái lộn.
Chim ngước lên thường là do phía trên có ánh sáng chui vào khi lồng trùm khăn lại, nên các bạn lựa các loại khăn trùm có dây kéo sát. Và đặc biệt tránh móc những nơi dưới bóng đèn. Khi mở bóng đèn thì chim sẽ có thói quen bu lên nóc hoặc ngước nhìn lên để nhìn ánh sáng
Lúc nuôi chim bổi bạn đừng ép chúng quá, hãy móc những nơi vừa tầm đầu của bạn cách thêm 30cm là đẹp. Nếu móc quá thấp thì chim rất dễ hoãng loạng và gây ra ngoái ngửa lung tung.
Khi có chim trời về mà chim của bạn cứ bị nhốt trong lồng bị trùm áo hoài thì cũng dễ bị lỗi, do quá ức chế chịu không nổi. Thành ra bạn cũng đừng nên trùm áo lồng quá nhiều.
Thêm điểm nữa là các loại thức ăn-thức uống nên hạn chế sâu gạo-các loại kích chim. Vì các loại đó nóng nên nếu sử dụng thì biết điểm dừng, đừng lạm dụng quá sẽ làm chim ức chế sinh ra nhiều tật lỗi ngoái-ngữa hay cắn đuôi…
Không nên treo lồng chim dưới bóng đèn.
Hãy áp dụng từ ban đầu chú chim mới của mình để tránh hậu quả tật lỗi về sau các bạn nhé!