1. Leader là ai trong dự án

Leader là người quản lí tổng thể của dự án(tiến độ-chất lượng), người chuẩn bị từ ban đầu cho đến cuối dự án. Người nhìn nhận vấn đề-đào sâu nguyên nhân-xử lí và đưa giải pháp phục hồi

Người báo cáo vấn đề-trao đổi thông tin với phía Khách hàng, cấp trên và mọi người trong dự án

Người đào tạo kĩ năng mềm-cứng…cho các vị trí trong dự án.

2. khi có dự án về, Phía Leader sẽ chuẩn bị những gì cho dự án

WBS là thứ không thể thiếu, cần tạo ra File. Từ File WBS có thể phân công-kế hoạch chuẩn bị-đo lường thời gian xử lí công việc…gửi phía Khách hàng(nếu đủ điều kiện), phía Nhật bản(Nơi cầu nối với khách hàng), Cấp trên…

Hình ảnh WBS

Xác nhận nội dung công việc khái quát,thể chế, thời gian của dự án. Xác nhận tool, tiêu chuẩn, QA

Xác nhận môi trường làm việc: chỗ ngồi, thư mục dự án, phân quyền vào thư mục dự án

Thống nhất tiêu chuẩn, nhận thức,cách phân loại lỗi, quy trình vận hành dự án với các phía-các vị trí

Tạo flow công việc dự án, quy trình làm việc của từng vị trí và gửi phía JP xác nhận

Tạo file quản lý (xác nhận VN hay JP đảm nhận)

Tiến hành làm thử và đo thời gian

Tính toán số lượng mục tiêu có thể hoàn thành, so sánh với mục tiêu phía JP đặt ra

Tạo file kế hoạch(nhìn nhận vấn đề có thể xảy ra trong thời gian chạy) -> xác nhận thể chế có đảm bảo kế hoạch không  -> thảo luận, gửi phía JP xác nhận

3. Trong quá trình dự án hoạt động, Leader sẽ phải làm những gì?

3.1 Quản lí chất lượng

Quản lí chất lượng bằng map

 

Xác nhận nhận thức của các vị trí với nội dung tiêu chuẩn-có thể check radom để hiểu sâu hơn. Hoặc xác nhận qua các lớp SCK-CK-VN_A

Cần tạo thói quen QA ở các vị trí. Mục đích có tài liệu và đó sẽ là nền tảng cho những người mới cũng như những lúc gặp trường hợp tương tự thì sẽ dựa vào File để xem mẫu.

Cần thống kê-phân tích chất lượng(tạo biểu đồ NG, biểu đồ các loại lỗi thường xuyên xảy ra…). Sâu sát kĩ từng cá nhân của từng vị trí, khoanh vùng lỗi và đưa ra giải pháp để quán triệt ngay. ※Không được để kéo dài ra.

Khi gặp vấn đề nên đưa ra kế hoạch khắc phục-phục hồi… Xoay vòng giải PDCA: Tao kế hoạch chất lượng>tạo tài liệu>giám sát quá trình>xác nhận đầu ra>cải thiện chất lượng.

3.2 Quản lí tiến độ

Quản lí tiến độ bằng map

 

Thống kê số lượng của từng vị trí-từng cá nhân(tạo các loại biểu đồ). So sánh tiến độ thực tế với kế hoạch đề ra. Xem mức độ chênh lệch?

Tự đặt nguyên nhân và tìm hiểu giải pháp nếu thực tế chậm hơn kế hoạch(kế hoạch mình đặt ra hợp lí chưa? ảnh hưởng của vấn đề gì- giải pháp ra sao?)

Khi gặp vấn đề cần thảo luận hoặc báo cáo để tìm ra được nhiều giải pháp. Chọn giải pháp tốt nhất để giảm rủi ro và khắc phục sớm.

Cần dự đoán những gì có thể xảy ra với dự án(FB của từng phía-rủi ro tool…)

3.3 Quản lí dữ liệu

Ví dụ quản lí số liệu

 

Dữ liệu cần quản lí chặt chẽ khi nhận-khi giao…Cụ thể phải có File list ngày nhận, số lượng nhận(xác nhận JP). File quản lí phải khớp với dữ liệu giao hàng

Luôn backup dữ liệu đề phòng gặp vấn đề, để tránh trường hợp mất toàn bộ dữ liệu ở cá nhân hoặc trên server…

4. Kết thúc dự án phía Leader cần làm những gì?

Cuối dự án không phải là kết thúc hoàn toàn dự án, cần nhìn nhận lại quá trình dự án.

⇨Từ Nhìn nhận dự án có thể thấy điểm tốt-Rút kinh nghiệm vấn đề từ dự án, có thể đưa ra các giải pháp cho tương lai ở các kì tiếp. Áp dụng cho các dự án khác.

Chúc các bạn sớm trở thành Leader của dự án nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *