Mục lục
👉VÌ SAO LẠI PHẢI XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CÓ TÍNH THÚC ĐẨY VỚI NHÂN VIÊN
👉PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CÓ TÍNH THÚC ĐẨY VỚI NHÂN VIÊN
Hình ảnh tham khảo |
Nếu bạn đang là một người quản lí, hoặc một trưởng dự án hay là một nhân viên, thì chắc hẳn sẽ đau đầu với việc nhân viên làm việc chưa hiệu quả.
Nguyên nhân của việc này có khi nào bạn nghĩ do bản thân mình chưa xây dựng được môi trường làm việc có tính thúc đẩy với nhân viên không?
👉VÌ SAO LẠI PHẢI XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CÓ TÍNH THÚC ĐẨY VỚI NHÂN VIÊN
Mỗi khi nhân viên làm việc không tốt thì sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề về tiến độ, chất lượng của toàn thể dự án cũng như toàn thể công việc của bộ phận-công ty.
Đôi lúc ở bản thân nhân viên chưa hiểu được những vấn đề này, và trong tâm trí họ cứ nghĩ làm việc để mưu sinh qua ngày.
Các nhà quản lí là người có tầm nhìn xa, hiểu được vấn đề, có thể đưa ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục, nhưng nếu bạn không hể đảm bảo môi trường làm việc có tính thúc đẩy với nhân viên thì công việc chỉ dừng tạm thời ở một mức độ Khá-Trung bình.v.v
Nhân sự |
👉PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CÓ TÍNH THÚC ĐẨY VỚI NHÂN VIÊN
+ Các nhà quản lí không thể ép buộc nhân viên bị thúc đẩy để có thể làm những gì hiệu quả nhất. Nghệ thuật ở người quản lí là việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy các cá nhân làm việc.
+ Không có tài liệu hoặc sách hướng dẫn gì để có thể viết ra được “cách tạo ra môi trường”. Tuy nhiên, động cơ làm việc tốt là một trong những yếu tố hình thành công của công ty vững mạnh, và lâu dài.
+ Thực tế có nhiều cách để thúc đẩy nhân viên của bạn làm việc tốt hơn mỗi ngày. Nhưng nếu bạn là người quản lí tốt thì bạn phải nắm bắt được điểm yếu-mạnh từng nhân viên của bạn.
1. Hiểu rõ nhân viên
Mỗi cá nhân đều có một điểm mạnh, thế mạnh, những yếu tố mang tính tích cực của bản thân mỗi người. Là một nhà quản lí mới, bạn mong muốn nắm rõ nhiều nhất có thể những yếu tố thúc đẩy nhân viên của mình. Do đó khi đã có ý tưởng về việc nhân tố nào là quan trọng với mọi người, bạn có thể tìm kiếm cơ hội để có thể phát triển cũng như khai thác.
2. Hãy tạo cho nhân viên cảm thấy thoải mái trong công việc
Nhân sự thoải mái |
Thường ở các nhà quản lí mới-trẻ sẽ có vấn đề áp đặt nhân viên quá mức, những công việc ngoài lề cũng như làm nhân viên thấy sự khó chịu-gò bó trong công việc quá nhiều.
Thay vì phải chủ động áp đặt công việc thì bạn nên thay đổi phương pháp bằng cách tạo mội trường cho nhân viên, tạo vấn đề và đưa ra giải pháp bằng cách cho nhân viên chủ động hơn.
Các nhà quản lí giỏi luôn đặt ra các nội quy và những mong đợi cơ bản đối với nhân viên và tạo điều kiện cho họ tự tiến hành công việc của bản thân. Việc của quản lí là check lại phần việc của nhân viên làm có tốt hay không? Tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp kịp thời khi nhân viên gặp sự cố.
3. Đừng bao giờ để nhân viên biết được họ được đánh giá cao
Một trong những sai lầm lớn nhất hiện nay mà các nhà quản lí mới hay mắc phải đó là “việc cho rằng các nhân viên biết rõ tầm quan trọng của họ” với dự án, với bộ phận và với công ty.
Thừa nhận những nỗ lực của các nhân viên đó đối với công ty cả bên trong cũng như bên ngoài. Tuy nhiên, đừng khen thưởng quá mức trước mặt các nhân viên khác sẽ làm người đó biết họ được đánh giá cao. Như vậy hiệu quả công việc về sau sẽ bị chửng lại và nhân viên đó sẽ đòi hỏi cao hơn về tiền lương cũng như tiền thưởng.
4. Thông cảm với các thành viên trong dự án-bộ phận về những khía cạnh tiêu cực của công việc
Việc bức xúc của nhân viên thực tế rất nhiều, nào là công việc nhiều nhưng lương thấp, thiếu các cơ hội thăng tiến, không được xem trọng cũng như bị giao các công việc nặng nhọc…
Nếu bạn là người sếp có tâm và có tầm thì: “Đừng e ngại và thừa nhận những yếu tố tiêu cực mà nhân viên phải đối đầu trong công việc, điều này thể hiện sự hiểu rõ những yếu tố tác động tiêu cực đến nhân viên của bạn và có thể xây dựng niềm tin cũng như tinh thần để cải thiện động cơ thúc đẩy.”
5. Hòa hợp với nhau
Hãy nghe câu chuyện sau: Mẫn là một nhân viên dự án mới đã vượt qua nhiều vị trí để trở thành Support Team cho một bộ phận lớn ở công ty IT.
Anh được thúc đẩy và mong muốn để làm những công việc lớn như một nhà quản lí nhiều dự án, đảm bảo rằng nhóm của Anh sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, sau một thời gian Mẫn cảm thấy chán nản vì luôn thấy sa chân vào những vấn đề chi tiết trong công việc và không thể giải quyết các vấn đề lớn. Anh đã trao đổi điều này với cố vấn của mình và nhận được lời khuyên rằng nên ngồi lại với các đồng nghiệp và trao đổi những gì Anh mong đợi từ họ cũng như cả nhóm. Đồng thời cũng yêu cầu họ vạch ra các kế hoạch để có thể hoàn thành công việc.
Mẫn làm theo lời khuyên này và cảm thấy mình đã thoát khỏi gánh nặng trên vai, các nhân viên hài lòng hơn với công việc và hoạt động của họ cũng được cải thiện. Điều này khiến Anh có thời gian tập trung cho những vấn đề lớn hơn đồng thởi tạo điều kiện cho các nhân viên tự chịu trách nhiệm với công việc của họ.
Câu chuyện này cho thấy các nhà quản lí giỏi sẽ thiết lập những tiêu chuẩn cao và các mong đợi đối với nhóm làm việc của mình sau đó cho phép họ sắp xếp công việc để có thể hoàn thành những mong đợi đưa ra.
Sự hòa hợp và thấu hiểu sẽ làm công việc của nhân viên được trôi chảy và không bị áp lực về những công việc hằng ngày.
6. Vượt ra khỏi 2 từ Lí thuyết
Lí thuyết trong công việc là quy trình, trình tự, sự gò bó, áp đặt.v.v. Tuy nhiên trên thực tế sẽ có rất nhiều vướng bận bên trong và có những nhân viên rất giỏi nhưng không thể chịu đựng được “Lí thuyết” trong công việc.
Khi các nhà quản lí không thể ép buộc các nhân viên thúc đẩy trong công việc, vậy có thể khuyến khích thúc đẩy bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên kiểm soát công việc của mình và thừa nhận thành tựu của họ bất cứ khi nào thích hợp
Từ điểm trên chúng ta có thể tự linh động trong mọi hoàn cảnh để công việc được trôi chảy. Nhưng đừng vì thế mà lạm dụng quá sẽ mất đi “Quy trình công việc” của công ty đưa ra.