Nói về Hàm VLOOKUP trong excel khi sử dụng ở tin học văn phòng thì bạn phải chắc chắn nắm được hàm này, nó sẽ giúp bạn có độ chính xác về giá trị mà bạn muốn tìm.

Giá trị này dựa vào mức độ logic mà bạn tự đặt ra ngay ban đầu khi muốn lấy giá trị đó dựa trên yếu tố nào. Đó là VLOOKUP, cùng “meodangian” tìm hiểu về VLOOKUP nhé!

Hàm Vlookup

 

1 Định nghĩa Hàm VLOOKUP

Hàm VLOOKUP là hàm khi bạn muốn tìm và lấy giá trị dữ liệu trong 1 phạm vi dựa trên 1 yếu tố chung với cả 2 bên.

Hàm VLOOKUP thường được sử dụng dựa trên phạm vi hàng dọc và giá trị được trả về tương ứng với hàng ngang.

VLOOKUP được viết tắt của từ “Vertical Look Up” có nghĩa là truy tìm hoặc tra cứu theo chiều dọc trong excel.

Cùng tìm hiểu cách sử dụng với công thức VLOOKUP trong excel dưới đây.

2 Cách sử dụng Hàm VLOOKUP

a. Công thức VLOOKUP

=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, col_index_ num, Range_lookup)

Trong đó:

– VLOOKUP: Công thức ban đầu được xem là tên công thức.

– Lookup_value: Được xem là giá trị cần lookup(cần tìm hoặc tra cứu). Bạn có thể nhập ô hoặc kích chuột vào giá trị cần tra cứu.

– Table_array: Được xem là bảng giá trị nằm trong khu vực giới hạn tra cứu.

Lưu ý: Để công thức cố định trong phạm vi thì bạn nên Khóa lại vị trí bằng cách thêm “$” ở trước sau hoặc nhấn phím F4 ở Table_array này nhé.

– Col_index_num: Được xem là số cột mà bạn muốn lấy giá trị từ cột đầu tiên của bảng “Lookup_value”. Đếm từ trái sang bao nhiêu cột so với cột bạn cần lấy giá trị.

– Range_lookup: Được xem là mức độ phạm vi tìm kiếm Chính xác hoặc tương đối. Nếu “1” là giá trị tương đối, còn “0” là giá trị chính xác.

b. Ví dụ tham khảo

Giả sử ta có 1 [Sheet làm] và 1 [Sheet Check] với 2 bảng 1 bên là làm ra sản phẩm, 1 bên là check lại các sản phẩm đó.

➤Từ [Sheet Check] muốn tự động bằng Hàm để show ra tên người làm của folder ảnh bị sai thì chúng ta phải dùng công thức “VLOOKUP” ở cột G ở [Sheet Check] lấy cột E “Tên VN_A” tương ứng giá trị với cột B “Tên Ảnh” là giá trị Tra cứu.

Vậy ở cột G [Sheet Check] ta sẽ có công thức:

=VLOOKUP(B2,’Sheet làm’!$B$1:$H$39,4,0)

Sau đó kéo xuống các cột tương ứng

Hình minh họa ví dụ
 
Từ 2 hình ảnh trên sẽ được giải thích như sau:
 + Trong đó [B2] là giá trị cần lookup(tra cứu). Ta dựa trên “Tên ảnh” là điểm chung của 2 sheet.
 + [‘Sheet làm’!$B$1:$H$39] là bảng giá trị nằm trong khu vực giới hạn tra cứu. Từ B1:H39 đã được khóa bằng phím F4 để nó không bị chạy ra ngoài khu vực này.
 + [4] ở đây được đếm từ cột B [Tên ảnh] sang và muốn lấy cột E [Tên VN_A] thì từ trái sang đếm sẽ lấy cột số 4. Nên công thức trên đã được thêm số 4 vào làm “Col_index_num”.
 + [0] ở đây là muốn lấy mức độ phạm vi tìm kiếm ở giá trị chính xác.
 
Ngoài ra, ở hàng G17-G18 [Sheet Check] đang bị “#N/A”. 
Nguyên nhân là những hàng này chưa có giá trị ở cột B, nên việc tra cứu không có giá trị.
 

3 Mẹo Fix lỗi “#N/A” trong Hàm VLOOKUP

Ta lồng thêm vào công thức điều kiện nữa sẽ fix được “#N/A”. Để xóa bỏ “#N/A” đối với các ô trống.
=IFNA(VLOOKUP(B2,’Sheet làm’!$B$1:$H$39,4,0),””)
Phần màu đỏ là phần được thêm vào, sau đó hãy kéo xuống.
Hình minh họa ví dụ sửa lỗi #N/A

 

 
Kết quả cho ra ô 16 trở về sau, nếu chưa có giá trị thì nó sẽ để trống chứ không xuất hiện lỗi “#N/A” như trước nữa.
Với các ví dụ trên bạn đã hiểu hàm “VLOOKUP” và mẹo fix lỗi “#N/A” trong hàm “VLOOKUP” chưa nào.
Còn điểm nào thắc mắc hãy comment bên dưới cho meodangian giải đáp nhé.
Chúc các bạn thành công trong công việc với hàm “VLOOKUP”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *