Xin chào bạn, Đây là hoccanban của Meodangian.vn

Nói về excel và các hàm thì không thể bỏ qua được với hàm IF, như tên gọi của nó. IF có nghĩa là điều kiện, vậy trong excel hàm IF cụ thể là như thế nào?

Hàm IF Cơ bản và nâng cao trong excel-áp dụng trong công việc

1. Hàm IF trong excel là hàm gì?

IF trong excel được coi là một hàm, nó là điều kiện để bạn có thể đưa vào các quy tắc mong muốn của mình khi đang thiếu điều kiện để trả về kết quả mong muốn.

Ở mức độ cơ bản hàm if được coi là một hàm dùng với các công thức lấy điều kiện đơn giản, nhưng ở mức độ nâng cao thì hàm if dùng khi bạn muốn kết quả trả về chính xác hoặc gần đúng nhất.

2. Cách sử dụng hàm IF cơ bản

IF cơ bản được sử dụng theo như ví dụ điển hình 1 loại như sau:

Ví dụ: Ta có cột A4:B11: tên người làm, và số ảnh. Giờ muốn lọc điều kiện với công thức lớn hơn hoặc nhỏ ở mức độ 50 ảnh(nếu bằng 50 cũng quy vào lớn)

Kết quả muốn trả về  giá trị “lớn hoặc nhỏ.” Ta có công thức như sau:

=IF(B7>=50,”lớn”,”nhỏ”)

Hình ví dụ về IF

Có nghĩa là ở cột B7 nếu số ảnh lớn hoặc bằng 50 sẽ cho ra kết quả là “lớn”, ngược lại nếu nhỏ hơn 50 sẽ cho ra kết qyuar là “nhỏ”.

Từ đó bạn có thể kéo xuống để lấy các giá trị của cột B8 đến cuối cùng.

Từ hàm cơ bản trên bạn đã hình dung được hàm IF sử dụng khi nào và cách dùng ra sao rồi đúng không. Nhưng đó chỉ là cơ bản thôi, bạn có thể biến chuyển nó rất nhiều. Nay hãy qua thử nâng cao nhé.

3. Cách sử dụng hàm IF nâng cao

Hàm IF trong nâng cao thường được sử dụng lồng vào các hàm khác để có được thêm điều kiện mong muốn.

Giả sử hàm COUNT dùng để đếm số ô có giá trị, thì bây giờ bạn muốn đếm thêm với điều kiện giá trị cụ thể là gì.

Vậy như ví dụ trên, tôi muốn Nếu giá trị từ C7:C13 có bao nhiêu nhỏ, bao nhiêu lớn thì ta sẽ làm gì.

Công thức của nó như sau:
Đối với nhỏ: =COUNTIF($C$7:$C$13,”nhỏ”)

Đối với lớn: =COUNTIF($C$7:$C$13,”lớn”)

Hàm COUNTIF thuộc dạng nâng cao IF

 

Công thức trên có nghĩa là: Đếm số giá trị từ cột C7 đến C13 nếu có kết quả nhỏ hoặc lớn sẽ cho ra tổng bao nhiêu số chứa “nhỏ” hoặc “lớn” trong cột C7:C13.
 
Ở công thức trên mình đã khóa lại để khi kéo công thức không bị chạy các giá trị, cách khóa bằng cách khi chọn phạm vi xong hãy nhân F4 hoặc thêm kí hiệu “$” trước và giữa cột như ví dụ.
 
Ngoài ra, ban có thể lồng các hàm IF ở các hàm khác như: SUMIF, IFNA, COUNTIF, IF(AND hay IF(OR .v.v.)
Chúc các bạn Thành Công

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *