Chào mào bệnh

 

Mẹo dân gian xin Tổng hợp các bệnh và cách chữa bệnh của chim chào mào như sau:
 

1. Nguyên nhân và phương pháp trị Ho cho chim

Nguyên nhân chim bị Ho do thời tiết thay đổi

Chim bị cảm lạnh do thời tiết mưa lạnh trở trời đột ngột, chim mình móc ở nơi không kín.

Lỗi này do anh em hay móc chim ở đường luồng, nhà xe, trong thùng chim nhưng không cách nhiệt nên chim bị cảm lạnh dẫn đến bị Ho.

Cách khắc phục: Khi thấy thời tiết có dấu hiệu thay đổi từ nắng qua Mưa và nhiệt độ bắt đầu xuống thì nên mang chim vào nhà-móc chim ở vị trí không có gió và ấm, nhỏ một ít dầu gió ở đáy lồng là đảm bảo chim không bị Ho nhé!

Nguyên nhân chim bị Ho do tắm xong phơi nắng

Việc tắm xong phơi nắng là chuyện bình thường, nhưng anh em hay gặp lỗi đó là tắm xong phơi nắng xong thì lại trùm khăn ngay. Việc này dẫn đến khăn lồng bị nóng làm hầm cả lồng và chim sẽ bị Ho ngay.

Cách khắc phục: Khi tắm và phơi nắng xong cần mang chim vào vị trí mát tầm 5 phút rồi bắt đầu trùm chim.

Chào mào cui

Nguyên nhân chim bị Ho do Lồng bị mốc, mạt phấn của chim gần xong lông

Khi chim thay lông thường ăn uống đồ mát và phân chim sẽ ít thay làm lồng dễ mốc ở mùa mưa. Việc này khiến chim sẽ dễ bị ho, kèm theo các mạt phấn của chim khi xong lông nếu chim rủ và sỉa nhiều sẽ rụng rất nhiều làm chim bị ho khi trùm lồng.

Cách khắc phục: Nên nuôi lồng chim cao thời điểm thay lông, vệ sinh lồng mốc-hạn chế nuôi lồng tre mới để không bị mốc. Vệ sinh sạch sẽ giúp chim không bị ho.

Ngoài ra, nếu chim đã bị ho rồi thì anh em nên trị ho bằng cách:

  • Cho chim uống mật ong khi bị ho nhẹ, hoặc mua si rô Con Ong Vàng hòa với nước ấm và cho chim uống. Nhớ thay nước hằng ngày, uống trong 3 ngày sẽ hết.
  • Nếu chim bị Ho nặng thì cần uống thuốc ho kháng sinh mạnh của trẻ em: Mua ở tiệm thuốc Tây: Klamentin. Hòa 1/2 gói với 1/2 cóng nước cho uống 3 ngày sẽ hết nhé!
Chào mào bị ho

2. Nguyên nhân và phương pháp trị chim bị tiêu chảy

Chim bị tiêu chảy thường do chim ăn trái cây mát quá nhiều, đường ruột không phù hợp với cám-thức ăn hiện tại làm chim đi phân nước mãi.

Phương pháp trị tiêu chảy cho chim: Cho chim ăn chuối mốc-chuối sứ hườm vừa đỗ qua màu vàng 1 xíu, hoặc trái vú sữa vừa đỗ màu tím mới chín để đường ruột chim được khô. Đi phân khuôn lại, cho ăn 2-3 ngày sẽ hết.

Ngoài ra, cho chim uống nước lá ổi nhã nát hoặc nước trà kèm theo sẽ giúp đường ruột chim trở về trạng thái bình thường nhé!

Chiến binh Quỷ dữ

 

3. Nguyên nhân và phương pháp trị chim sâu lông

Nguyên nhân chính thường do chim bị thiếu các chất Canxi, vì chất Canxi giúp bộ lông phát triển chắc khỏe.

  • Chim ít ăn trái cây chứa Vitamin C,D
  • Trong cám chim chứa nhiều chất nóng và kích thích như: Ký Tử, sâu, táo tàu.v.v.
  • Các loại ký sinh trùng sống ở trong lồng nhiều như: Rận, mạt.v.v. bám vào thân chim lâu ngày làm lông chim bị sâu nặng.

Cách khắc phục:

Bổ sung nhiều trái cây mát tốt cho chim. Hạn chế thức ăn nóng, đổi qua dòng cám mát(cám dinh dưỡng) 1 mùa lông. Thường xuyên tắm và dùng nước tắm có nhiều khoáng-vitamin để lông không bị sâu.

Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, diệt các kí sinh trùng bằng cách quét lồng 2 ngày 1 lần, dùng bình sịt kiến sịt quanh đáy lồng. Thay giấy lồng thường xuyên

Chim bạch

4. Cách trị chim bị gió

Chim bị gió thường do mình cho chim tắm ở thời tiết gió độc, gió trở trời. Móc ở các vị trí luồng gió đi qua.

Cách khắc phục:

  • Khi thấy chim nhát nhảy hơn bình thường cần lấy dầu gió bôi ở cầu chim, để chân chim sẽ cảm giác ấm hơn. Ngoài ra chim sẽ quẹt cầu thì dầu gió đụng vào mũi-miệng chim sẽ rất  tốt.
  • Nhỏ ít giọt dầu vào đáy lồng cho lồng được ấm, quẹt dầu ở các cạnh áo lồng bên dưới để giữ ấm cho lồng. Nhưng cũng không nên dùng dầu quá nhiều sẽ làm chim mệt mỏi và rủ rượi mệt hơn.
  • Nhã tỏi-hành hương để trên tờ giấy rút và bỏ ở đỉnh lồng để chim ngửi mùi tỏi-hành sẽ khỏe hơn.
  • Rút trái cây ra, cho nước mật ong để chim có thêm đề kháng(hoặc nước đường)

    Trị chim trúng gió

     

Nếu chim không ăn được thì cần kiếm ống xi lanh đút ít nước mật ong vào miệng chim. (2 tiếng/lần đến khi chim có thể ăn được)

Cần để chim ở gần bóng đèn tròn ấm qua đêm. Nếu chim bị quá nặng do phát hiện trễ thì khó qua khỏi, nhưng mới bị thì có thể chữa lành nhé!

Tham khảo thêm+10 giải đáp những câu hỏi “Vào Lửa cho chim chào mào”
Tham khảo thêmNguyên nhân chào mào rớt lửa

Mời anh em xem Video Mẹo Trị Chim bị trúng gió và các thắc mắc về chim chào mào

 

Nhờ Like và Đăng Ký để ủng hộ Kênh và xem nhiều Video hay hơn mọi người nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *