Corona với tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (ncov) là covid 19.
Tuy nhiên, vào tháng 02 năm 2020, ủy ban quốc tế về phân loại virus – international committee on taxonomy of viruses (ictv) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là sars-cov-2. Đây là tên gọi khác với tên covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó. Cùng mẹo dân gian rút ra 9 Kinh nghiệm phòng Covid 19 sau đây.
Mục lục
- Nguyên nhân mắc bệnh
- Triệu chứng, cách đề phòng không bị mắc Covid
- Cách điều trị khi bị mắc Covid tại nhà
Corona thật đáng sợ với loài người chúng ta, nhưng để hạn chế về việc lây nhiễm cũng như biết phương pháp điều trị khi mắc thì chúng ta có thể tránh được và có thể vượt qua nó.
Virus Covid-19 đang làm thế giới bị ảnh hưởng |
1. Nguyên nhân mắc bệnh
Thực tế vẫn chưa sáng tỏ về cách thức lây lan của chủng virus mới COVID-19. Những thông tin, kiến thức hiện nay phần lớn dựa vào các thông tin đã biết của các chủng virus Corona tương tự.
Virus Corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau. Các loại virus Corona ở động vật như MERS, SARS hiếm khi lây nhiễm sang người và ít lây lan giữa người với nhau.
Nhưng sự thật lây lan là giữa người và người xảy ra khi có tiếp xúc gần (dưới 2mét).
Sự lây lan này được cho rằng phần lớn diễn ra qua các giọt bắn được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tương tự như cách bệnh cúm và các mầm bệnh đường hô hấp khác lây lan. Những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc có thể được hít vào phổi. Hoặc khi bạn tiếp xúc cánh tay lên các bề mặt có vi rút sau đó bạn đưa tay lên mặt sẽ khiến vi rút đi sau vào miệng-mũi-họng-phổi.
2. Triệu chứng, cách đề phòng không bị mắc Covid
Triệu chứng khi mắc Covid-19 |
Triệu chứng Covid
Theo đó, nếu bạn đã tiếp xúc với người mắc COVID-19, có thể cần từ 2-14 ngày để biết có bệnh hay không. Điều quan trọng là bạn phải kiểm tra thân nhiệt mỗi ngày 2 lần trong giai đoạn tự cách ly này.
Nếu bạn bị sốt 38 độ C (100,4 độ F), thường bị ho hoặc khó thở trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với người nhiễm COVID. Trẻ em từ sơ sinh đến 4 tuổi, nhiệt độ khi bị sốt là 37,4 độ C trở lên hoặc 99,7 độ F.
Khi bị sốt, nếu bạn không biết mình có tiếp xúc với người bị COVID hay không, có hai trường hợp xảy ra: Bạn bị sốt, cảm thông thường. Hoặc bạn có thể có triệu chứng nhiễm COVID-19.
Triệu chứng thông thường khi nhiễm COVID-19 là:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Ho
- Hụt hơi hoặc khó thở
- Mệt mỏi người, Nhức mỏi cơ
- Đau đầu
- Mất vị giác hoặc khứu giác
- Đau họng
- Ngạt mũi hoặc chảy mũi nước
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiêu chảy.v.v
Người cao tuổi và người có bệnh nền như tim, phổi, tiểu đường, bệnh về hệ thống miễn nhiễm dường như có nguy cơ cao phát triển các biến chứng nghiêm trọng phát triển từ COVID-19.
Cách đề phòng để không bị mắc Covid tại nhà.
- Đầu tiên theo bộ y tế khuyến cáo răng: Bạn phải tuyệt đối tuân thủ 5K.
- Phải thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch.
- Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay-khăn giấy.
- Súc miệng, súc họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.
- Thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày
- Hạn chế nói chuyện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác khi không cần thiết. Khoảng cách tiếp xúc trên 2 mét.
- Đeo khẩu trang mọi khi, không được đến chốn đông người.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày bằng dung dịch tẩy rửa thông thường. Đừng quên mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
- Tiêm Vắc xin Covid
3. Cách điều trị khi bị mắc Covid tại nhà
Nếu ở tình hình hiện tại, khi nhiễm Covid và không thể đến Bệnh viện vì quá tải bệnh nhân, bạn có thể tự điều trị ở nhà với các phương pháp sau. Nhưng khi có triệu chứng nặng thì hãy đến bệnh viện nhé!
Lên kế hoạch tiếp tế lá xông, chanh đào, mật ong, các loại thuốc hạ sốt, C sủi, 2 thùng thuốc xịt mũi có chứa bào tử lợi khuẩn, nước muối, nước súc miệng, cháo gói, sữa…
Cần nhờ người thân tiếp tế các loại trên cho mình, để ở trước nhà sau đó báo rồi bạn có thể ra lấy.
Ngoài ra, cần phải liên hệ đăng ký dịch vụ bác sĩ khám từ xa và xe cấp cứu để phòng trường hợp khi có triệu chứng nặng.
Cứ 30 phút xịt mũi, cho chảy xuống cổ để thở được. Xúc nước muối liên tục cứ 2-3 giờ/lần(xúc xuống họng, nếu có nuốt cũng không sao).
Thời gian những ngày đầu này bạn sẽ có cảm giác bị mất mùi, mất vị, ho, sốt, tức ngực đến mấy ngày. Nhưng cứ xúc nước muối và xịt mũi để dễ thở nhé!
Cố gắng bình tĩnh và ăn uống đủ chất
Khoảng từ ngày thứ 7, thứ 8 và thứ 9 là những ngày cảm thấy mệt mỏi nhất. Tuy bớt sốt nhưng lại ho nhiều hơn, hụt hơi liên tục vì vậy bạn cần phải hít thở không khí thật nhiều. Người lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi nhưng bạn phải rất lạc quan, có ý chí mạnh mẽ là mình sẽ chiến thắng COVID-19.
Hằng ngày, bạn phải báo cáo tình hình bệnh với bác sĩ đăng ký trước đó qua mạng để được tư vấn cũng như nhận các lời động viên cho bản thân.
Cố gắng ăn uống thật nhiều, trong đó, ăn nhiều trái cây, nước ép, sữa, cháo gói để không bị mất sức dù không có vị giác, dù đau đến xé cổ họng cũng phải ăn. Hôm nào ngán cháo, thì nên chuyển qua ăn cơm nguội chan canh, nhất định không bỏ bữa.
Mỗi sáng, nên uống chanh nóng và mật ong, súc miệng bằng nước muối thường xuyên và nấu nước xông từ lá chanh, sả, gừng ngày 2 lần. Lúc nào khoẻ lau, dọn dẹp nhà cửa, tập thể dục trong nhà, mở cửa sổ để ánh nắng và gió vào nhà cho thoáng mát. Có thể phơi nắng sáng cho bản thân.
Đến ngày thứ 10, thứ 11 và thứ 12, cơ thể bạn có thể bắt đầu tiếp nhận được mùi, vị. Lúc nãy cố gắng ăn thật nhiều, từ 3-4 bữa/ ngày để tăng sức đề kháng ở thời điểm phục hồi và tiêu diệt Covid trong cơ thể. Trái cây, nước cam, sữa uống liên tục nhé!
Sau 19 ngày cách ly, điều trị tại nhà nếu cơ thể khỏe mạnh và không có các triệu chứng thì có thể đi xét nghiệm lại để biết Covid còn trong cơ thể không.
Tiêm Vắc xin Covid
Vắc xin thực tế là hữu dụng nhất hiện nay, đừng chủ quan. Có cơ hội hãy tiêm vắc xin ngay. Hằng ngày hãy ăn ngủ điều độ, đúng giờ để tăng sức đề kháng.
Nếu là F0, mọi người hãy lạc quan, đừng suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tinh thần suy sụp, mọi thứ sẽ xấu đi. Cần tạo động lực cho bản thân cũng như những người xung quanh để có thể sớm vượt qua cơn đại dịch COVID-19 này nhé!
Chúc các bạn thật bình an, vui khỏe, lạc quan và cẩn thận để có thể chiến thắng Virus SARS-CoV-2.
Tìm hiểu thêm: Mẹo trị vai gáy không dùng thuốc