Nỗi khổ của anh/em nghệ nhân chơi chim chào mào là khi thời tiết thay đổi đột ngột làm chim trở bệnh thất thường. Ảnh hưởng nhẹ thì chim bị ho, nặng thì chim có thể phải chết vì trúng gió-sốc nhiệt.v.v.

Nay Chào mào Huế xin gửi đến anh/em cách phòng bệnh cho chim chào mào khi thời tiết thay đổi thất thường.

Chim vào mùa thay lông

1. Dấu hiệu nhận biết thời tiết thay đổi thất thường

Đôi khi thời tiết thay đổi bất chợt cũng ít ai rõ sẽ là thời điểm cụ thể nào, nhưng thời đại bữa nay có các công nghệ dự báo sớm qua các ứng dụng hoặc internet hay ti vi.

Là một nghệ nhân nuôi chim với các chiến binh tâm huyết, mà lại để chim bị gió thì rất đau lòng. Đôi khi chữa không được làm chim phải rời xa mình.

Vậy dấu hiệu nhận biết thời tiết thay đổi thất thường sẽ chia ra các loại như sau:

 – Mùa nắng nhẹ đang ở nhiệt độ khoảng 30~32 độ, nhưng có những ngày dự báo nắng nóng cực gắt lên tới 35~37 độ C. Đây là dấu hiệu thời tiết có thể làm chim bị sốc nhiệt

 – Mùa nắng nhưng đột nhiên có những cơn gió độc, làm chim dễ bị trúng gió bất ngờ.

 – Mùa mưa lạnh liên tiếp nhiều ngày, nhiệt độ thấp và kèm theo độ ẩm làm chim không chịu nổi dẫn đến xù lông và chết.

chim rời xa do sốc nhiệt

Phía trên là những dấu hiệu cơ bản trong năm, và cũng tùy tình hình của bạn đang sống vùng nào nữa. Ví dụ miền bắc sẽ hay gặp dấu hiệu trời lạnh lâu ngày, miền trung thì nắng nóng đột ngột vào hè- mưa gió lạnh liên tiếp kéo dài(độ ẩm cao), miền Nam thì nắng nóng gắt kéo dài nhiều ngày.v.v.

 

Mời anh em Xem qua Video

Cách chăm chim mùa lạnh, giải đáp thêm về thắc mắc chăm chim bổi bị lỗi

 

Nhờ Like và Đăng Ký để ủng hộ Kênh và xem nhiều Video hay hơn mọi người nhé!

2. Cách phòng bệnh cho chim chào mào khi thời tiết thay đổi

Phòng bệnh còn hơn là chữa bệnh, đừng để khi mất bò mới lo làm chuồng nhé các bạn. Cách phòng bệnh với thời tiết thay đổi như sau:

 – Mùa hè nắng nóng: Cần hạn chế tối đa việc phơi nắng trong khoảng từ 10 giờ đến 16h chiều.

Việc này giúp chim hạn chế bị sốc nhiệt mùa hè khi thời tiết trên 33 độ C.

 – Mùa hè có các cơn gió khó chịu vào buổi chiều: Không treo chim ở các lối đường luồng, hành lang. Hoặc trùm khăn kín chứ đừng trùm 1~3 mặt.

Việc này giúp chim đỡ bị trúng các luồng gió độc làm chim bị trúng gió.

 – Mùa mưa lạnh và nhiệt độ thấp kèm độ ẩm cao: Cần mang chim vào nhà, treo ở các phòng kín gió và có cách nhiệt càng tốt. Thêm bóng đèn sưởi ấm để nhiệt độ trong phòng tăng lên.

Việc này giúp chim đỡ bị xù lông, sốc nhiệt lạnh, lồng không bị mốc và chim đỡ các bệnh về hô hấp. 

 – Mùa mưa lạnh: Cho ăn chuối hườm và chủ yếu cám, không cho ăn đồ quá mát hoặc các loại trái cây nước khác. Sức ít dầu gió hoặc dầu tràm vào thành cầu và một ít giọt dầu ở đưới đáy lồng.

Ăn chuối và cám giúp phân khô sẽ cho lồng chim đỡ bị nấm mốc và chim đỡ bệnh hơn. Dầu gió giúp tránh các gió độc, chim được ấm hơn, nhưng chỉ 1 vài giọt nhỏ thôi nhé!

chuồng chim đậy kín và đèn ấm

Với các cách phòng bệnh trên trước và trong thời gian thời tiết thay đổi sẽ giúp các chiến binh khỏe mạnh, và bạn sẽ yên tâm-đỡ lo lắng nhiều khi thời tiết thay đổi.

Chúc các bạn gọt các chiến binh thành công nhé!

Tham khảo thêm: 8 Lưu ý trong thời gian chim chào mào thay lông

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *