Bạn đang có dự định mở quán nhậu và không biết bắt đầu từ đâu-chuẩn bị những gì. Hôm nay meodangian sẽ cho bạn 1 kế hoạch với Kinh nghiệm mở quán nhậu thành công nhé!

Quán Làng ốc ở Huế(ảnh st)


1. Mở quán nhậu thành công cần chuẩn bị gì?

Đầu tiên, cần phải có vốn.

Vốn ở đây không phải nhất thiết là thật nhiều, nhưng phải đủ để có thể setup 1 quán nhậu dù là bình dân hay sang lại các quán nhỏ đã qua sử dụng.

Thứ hai, ý tưởng bắt kịp xu hướng hoặc ý tưởng độc đáo.

Nếu bạn có suy nghĩ về ý tưởng nhưng chỉ ở mức độ hiện tại thì quán bạn dù thành công cũng chỉ ở mức hiện tại. Vì vậy, ý tưởng là điều không thể thiếu để góp ích xây dựng quán của bạn thăng tiến trong tương lai.

 

menu đơn giản-bắt mắt người nhậu

 

Menu cần có sự độc đáo và mang lại chất lượng cao để có thể duy trì dài và phát triển trong tương lai.

Thứ ba, Không gian về mặt bằng.

Mặt bằng là thứ không thể kể đến, cần có không gian rộng-thoáng-địa điểm nằm ở ngã 3 hoặc những nơi dễ tìm.

Mặt bằng cần rộng để có thể tổ chức nhiều sự kiện lớn hoặc là nơi phải có chỗ để xe rộng rãi và thoáng.

Khi có mặt bằng tốt thì việc setup không gian bên trong sẽ dễ dàng hơn, nhà vệ sinh có thể thoải mái bài trí.

Đây là điểm có sức thu hút lượng khách lớn, vì vậy giá cao hơn nhưng tương lai hơn thì đừng đợi chờ nữa nhé!

Thứ tư, Tìm nguồn hàng chất lượng-giá tốt.

Chắc chắn bạn sẽ đau đầu về việc lựa chọn thực phẩm tốt, thường xuyên mỗi ngày và giá thành phải rẻ.

Đó là điều quan trọng, vì vậy bạn phải liên hệ các nơi bỏ sỉ về thực phẩm.

Ví dụ: Rau-củ thì về chợ đầu mối, hải sản thì liên hệ những vùng biển nơi chuyên đánh bắt thủy-hải sản, thịt cần liên hệ lò mổ.v.v.

Thứ năm, giấy tờ pháp lí

Không thể thiếu được đó là giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để lâu dài thì ít nhất bạn phải có được 2 loại giấy tờ trên để có thể kinh doanh hợp pháp và không ngại việc sai luật.

Thứ sáu, nhân sự

Nhân sự góp một phần lớn thành công hoặc thất bại của quán. Đặc biệt là đầu bếp và nhân viên phục vụ.

Đầu bếp cần phải có chuyên môn tốt, bắt kịp xu thế và hiểu được nhu cầu Khách hàng góp ý.

Phục vụ cần có những đức tính nhanh-gọn-hiểu chuyển, như vậy khách hàng mới yên tâm đến nhiều lần.

2. Lên Kế hoạch để mở quán nhậu hoạt động thành công

Kế hoạch là thứ không thể thiếu trong kinh doanh, làm sao để lên một kế hoạch phù hợp với quán nhậu.

 – Cần phân chia tài chính vào các nguồn hợp lí

Khi đã có vốn và chuẩn bị cho việc bắt đầu của quán thì bạn phải chi tiền rõ ràng cho các nguồn chính trong quán.

Ví dụ: Bạn có 100 triệu

Thuê mặt bằng 1 tháng 5 triệu x 6 tháng cọc sẽ mất 30 triệu.

Mua sắm bàn ghế và các vật dụng quán nhậu hết 35 triệu.

Tiền duy trì nhân viên trong vòng 3 tháng đầu. 1 tháng hết 10 triệu x 3 tháng là 30 triệu.

Số còn lại sẽ sử dụng các công việc marketting.

Ước tính quán nhậu bình dân

 – Cần lên kế hoạch thu hồi vốn dựa vào chiến lượt kinh doanh

Bạn cần biết bao lâu sẽ thu hồi vốn, và cụ thể từng giai đoạn thu hồi những vốn nào.

Nên đặt kế hoạch cụ thể, giả sử 1 tháng bán ra được 200 triệu lãi 30% là 60 triệu. Thì 60 triệu đó sẽ bù lại tiền mặt bằng đã cọc trước đó, sau đó sẽ lên kế hoạch thu hồi từng các loại vốn khác trong các kì tháng sau!

Khấu hao 6 tháng

 – Ngoài ra, cần có kế hoạch dự trù

Dự trù những công việc có thể xảy ra như dịch bệnh, thời tiết mưa lạnh…

Nhưng rủi ro ngoài ý muốn nhưng nếu bạn đã chuẩn bị trước thì bạn sẽ phải đỡ lo về việc bất ngờ và hướng giải quyết như thế nào.

3. Duy trì quán và tăng doanh thu ra sao cho quán nhậu thành công

Để duy trì và tăng doanh thu của quán lên đạt đỉnh không phải đơn giản nhưng cũng không phải khó.

Bạn cần phải biết quán nhậu sẽ bán tốt nhất vào mùa nào-kì nào- thậm chí là ngày nào-giờ nào.

Cần phải có chiến lượt rõ ràng để quán có thể duy trì theo thời gian.

Doanh thu dựa trên sự duy trì tốt và đẩy tiến độ tích lũy không bị hụt theo từng ngày đã đề ra ban đầu.

Biểu đồ lợi nhuận trong 1 năm

 

Ví dụ:

Bạn sẽ đặt chỉ tiêu 1 tháng doanh thu là 200 triệu, tương đương 7 triệu/ngày, mỗi tuần 50 triệu.

Vậy bạn cần phải set mục tiêu các ngày trong tuần phù hợp, ngày đầu tuần chắc chắn ít khách. Vậy hãy đặt chương trình khuyến mãi 10~15% từ t2-t5 để có doanh thu và từ nguồn tiền đó có thể trả công cho nhân viên, tránh trường hợp nhân viên đi làm nhưng không có khách. Thực phẩm bán được cũng sẽ tươi và khách sẽ càng tới nhiều hơn!

T6-T7-CN sẽ là 3 ngày khách đông, nên bạn không cần phải lo nhiều. Nhưng nếu 3 ngày đó bạn không có khách thì nên tìm nguyên nhân và cách khắc phục ngay sau 2~3 tuần.

Từ các điểm trên thì bạn sẽ duy trì quán tốt và doanh thu từ đó sẽ tự động tăng lên theo thời gian. Nên nhớ là phải dự trù được trong tương lai như các tháng mưa gió, dịch bệnh hoặc các vấn đề khác.

4. Những lưu ý trước-sau trong cách vận hành quán nhậu

Lưu ý là điều quan trọng để bạn giảm bớt rủi ro, hãy nhớ kĩ những điều sau:

 – Không được nhẹ nhàng với nhân viên ngay thời điểm đầu

Nếu bạn nhẹ nhàng với nhân viên thì nhân viên sẽ không sợ bạn và những lời nói của bạn sẽ bị mất trọng lượng.

 – Không được chọn thực phẩm không tốt vì giá rẻ.

Để lâu dài và gây dựng ấn tượng tốt luôn mãi thì đừng vì 1 ngày mà đánh mất niềm tin xây dựng nhiều năm của bạn nhé

 – Không được khinh thường đối thủ.

Đối thủ cạnh tranh có thể hại bạn hoặc học hỏi và phá giá quán bạn, vì vậy luôn luôn đề cao cảnh giác đừng để mất các công thức ngon của quán.

 – Marketting đúng đối tượng-đúng thời điểm để giảm bớt các chi phí thừa thải

 – Tạo kế hoạch rõ ràng cho các vị trí trong quán để mọi người biết công việc cụ thể họ là gì, cần mang lại sự nhẹ nhàng-thoải mái cho khách hàng.

Lợi nhuận 6 tháng

Trên là những điều chia sẻ của mình trong suốt nhiều năm làm quản lí quán nhậu-nhà hàng. Hãy đọc nhiều lần để giảm bớt sự thất bại khi có ý định mở quán nhậu nhé!

Chúc các bạn mở quán nhậu thành công theo như ý, và thành công trong việc kinh doanh.

Tham khảo thêm: Cách truyền đạt hiểu quả công việc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *