Lồng thái dành cho chim chào mào được nhắc đến rất nhiều với các chiến binh dành vô địch. Lồng thái với phong thái bên dưới như vuông, phía trên có bóp vào 1 chút nhưng không cong như lồng sin.

Có 2 loại lồng thái: Thái cao và Thái thấp.

Lồng thái đấu gỗ cẩm chạm T của nghệ nhân làm lồng ở Huế-Châu Thành (ảnh sưu tầm)

 

1. Lồng Thái cao
Thái cao sử dụng cho những chú chim hay xuống mê, dành cho những chú chim bu chụp ham đá và hay chui lồng.
Loại lồng thái cao sử dụng sẽ giảm bớt những tật lỗi cho các chiến binh, và mục đích khi treo lồng lên giàn cũng có khoảng cách với các lồng bên cạnh để hạn chế việc đá chim. Có các loại nan sít và nan sưa!
Lồng thái cao nan sít (ảnh sưu tầm)
Lồng thái cao nan sít tre chạm (ảnh sưu tầm)
 
Lồng thái cao thường form sẽ nhỏ gọn và sử dụng cho các chú chim nhỏ, thon và dài sẽ rất phù hợp và dễ nhìn.
Lồng thái đấu cao của nghệ nhân làm lồng ở Huế-Châu Thành (ảnh sưu tầm)

Thái cao với sự bố trí 2 cầu ngang hoặc 1 ngang 2 góc cũng sẽ rất phù hợp cho chim nhé.
Tham khảo thêm: Lồng Sin Tre cho chim Chào mào
 
2. Lồng Thái thấp(thái đấu)
Thái đấu còn gọi là thái thấp, thường được anh em sử dụng nhiều khi chú chim đã thuần và thường thi đấu trên giàn hoặc các đấu trường lớn để giữ sức.
Lồng thái đấu chạm T (ảnh sưu tầm)
 
Thái đấu được làm với nhiều loại tre-gỗ khác nhau nhìn vào sẽ rất đẹp và thu hút người nhìn.
Có các loại thái đấu được chạm T hoặc khắc ở những Khung lồng cực kì tinh xảo.
Lồng Thái đấu chạm T tre già (ảnh sưu tầm)

Các nghệ nhân làm Lồng ở Huế rất chuyên làm các dạng này, xin gửi đến quý anh/em các mẫu lồng thái đấu của nghệ nhân Châu Thành ở Huế nhé!
Tham khảo thêm: Các loại Lồng tre Huế cho chim chào mào
 
Thái đấu chạm T (ảnh sưu tầm)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *