Nếu là một nghệ nhân nuôi chim chào mào thì việc thả lực là điều không xa lạ gì với mọi người, nhưng làm sao để thả lực đúng cách.
Hôm nay, chào mào huế sẽ chia sẻ kinh nghiệm thả lực cho chim chào mào có phương pháp đúng-chuẩn-tốt cho chim của bạn.
Lực 60 |
Mục lục
- Tập lực vào thời gian nào
- Các loại lồng lực
- Cách tập lực đúng
Hầu hết mọi người sẽ thắc mắc tập lực ở thời gian nào, nên tập loại lồng lực nào, và phương pháp tập lực ra sao đúng không. Hãy tìm hiểu từng mục dưới nhé!
1. Tập lực vào thời gian nào
Thời gian tập lực thực tế thì lúc nào tập cũng được, nhưng để phù hợp với chú chim của bạn thì nên tập lực ở thời gian khi thay lông vừa xong và thời điểm bạn có dự định móc số cho chim.
a. Thời gian sau khi thay lông
Khi thay lông xong thì chim của bạn thường sẽ rất ù lì, mập mạp rõ ràng, hơn nữa là lông không được ôm sát. Chim chơi sẽ bị cảm giác chậm chạp, đặc biệt là những chú chim già từ 4 mùa trở lên.
-Khi chim vừa xong lông thì bạn hãy đặt chế độ tập luyện 1 tháng cho chim như sau, áp dụng lực 1 mét.
- 2 ngày đầu tập 20 phút vào khoảng 7h30 sáng, nghỉ ngày tiếp theo cho chim ăn 1/2 trái cam để lấy lại sức.
- Tiếp ngày thứ 4&5 cũng tập 20 phút, sau đó nghỉ tiếp 1 ngày.
- Ngày thứ 7 hãy tập lên 30 phút, nghỉ ngày tiếp theo.
- Sau ngày thứ 8 hãy tập tăng dần 5-10 phút mỗi ngày và cứ một ngày tập thì nghỉ một ngày.
◆Như vậy đến ngày 30 là chim bạn có khả năng tập lực được khoảng 3 tiếng. Thời gian như vậy có thể giúp chim của bạn có bộ lông ôm sát, đôi chân thanh thót và đôi cánh rất linh hoạt.
Về tháng tiếp theo thì bạn có thể giảm dần thời gian lại, để sức cho chim có thể đi lên giàn đấu. Nhưng lưu ý nghỉ ngơi trước ngày thi đấu 2-3 ngày tùy mức độ tập ngày cuối cùng bạn đặt ra nhiều hay ít nhé!
b. Thời gian chuẩn bị móc số
Khi bạn lên lịch để chuẩn bị móc số cho chim thi đấu thì hãy tập lực cho chim khoảng 1 giờ/1 ngày, và nghỉ 7-9 ngày trước khi thi đấu.
Đừng quên chế độ ăn uống đều đặn về trái cây, mồi tươi, nước mật ong hoặc nước ép trái cây…
Mỗi lần móc số thì bắt buộc chú chim phải có sức chơi 3 giờ liên tục và vào thời điểm nắng gắt từ 9h-12h trưa.
Vì vậy chim cần có chế độ tập lực tốt để có thể thi đấu nhiều giờ liền mà không thua nước bất cứ chú chim nào khác.
2. Các loại lồng lực
Các loại lồng lực bằng sắt, gỗ, tre… tùy loại và tùy chú chim của mình thì bạn lựa chọn loại lồng để không bị hư lông-đuôi-móng của chim khi thả lực.
◆Các loại lực ở thị trường hiện tại có 4 loại: 60cm-80cm-1mét- 1mét2.
-Lồng lực càng dài thì tương đương tập luyện chú của chim càng mệt, do đó cần cân bằng mức độ luyện tập của chú chim.
-Thường các lồng lực sẽ để 2 cầu ở 2 đầu, nếu lồng 1 mét 2 thì bạn có thể bỏ 3 cầu ở thời gian đầu để chim tập thích nghi đã nhé.
3. Cách tập lực đúng
Tập lực đúng ở đây có nghĩa là bạn phải tạo ra một kế hoạch tập luyện cho chú chim, cần chế độ nghỉ ngơi, kèm chế độ ăn uống phù hợp.
Thường các chú chim sẽ có biểu hiện thay đổi từng ngày khi luyện tập. Nếu thời gian quá dài thì chim sẽ bị Suy yếu rõ rệt, nhát ăn và hay hả mỏ.
Nếu chim gặp trường hợp trên thì bạn cần bổ sung cam và nước mật ong, và tập luyện ngày tiếp theo ở mức độ hiện tại chứ đừng tăng mức thời gian!
Cần chú ý đến khoảng cách các cầu trong lồng để chim bay nhảy phù hợp, nên để cầu cách cửa khoảng 20cm để đuôi-lông không đụng vào các nan lồng.
Đã lên chế độ tập luyện thì thời gian đầu không được mang chim đi thi đấu, càng mang đi thì chim càng suy yếu, cần có độ chín mùi mới móc số.
Nhớ vừa tập lực thì để vị trí lồng ở nơi có ánh nắng sáng, và đừng móc thấp quá làm mèo-chuột hoặc những đứa con nít tới phá. Đặc biệt là hạn chế kiến vào lồng.
Chúc các bạn thiết lập chế độ luyện tập lực cho chim của mình thành công, có một chú chim đầy tràn năng lượng-khỏe mạnh-lông ôm sát- linh hoạt- móc số nào lấy giải số đó nhé!