Bạn đang phải mất ngủ và không biết phải làm gì để có thể ngủ được hoặc có một giấc ngủ thật sâu giấc.
Vì sao tình trạng này lại xảy ra với bản thân mình trong khi những người khác thì ngủ rất dễ và rất ngon.
Cùng meodangian điểm qua Mẹo chữa mất ngủ với nguyên nhâ, và cách khắc phục nhé.
Mục lục
- Nguyên nhân của mất ngủ
- Mẹo chữa mất ngủ không cần thuốc
- Hậu quả của việc mất ngủ
Mất ngủ gây cho bản thân phải suy nhược cơ thể, làm việc không hiệu quả, mất tỉnh táo và rất nguy hiểm khi đi ra ngoài đường hoặc làm các công việc nặng nhọc.
Vậy nguyên nhân của mất ngủ là gì, từ đó ta có cách gì để khắc phục nó!
1. Nguyên nhân của mất ngủ
Mất ngủ đối với một người bình thường, nhất là ở những người trẻ tuổi thời nay khá phổ biến. Đặc biệt là những bạn đang làm việc căng thẳng về đầu óc, các công việc văn phòng, hoặc các công việc làm ca trái giấc ngủ…
Ở cơ thể chúng ta thường phải có một chu kì, và chu kì này có thể tự thiết lập thành Giờ sinh học cho bản thân. Nhưng do bạn chưa tự xây dựng được cơ chế sinh học về giờ ngủ, thành ra giấc ngủ khi quá sớm hoặc quá muộn làm bạn không hiểu tại sao lại bị chứng mất ngủ này.
Ngoài vấn đề trên thì các vấn đề về dùng chất kích thích như: Cà phê, Các loại nước ngọt bò húc, bia, rượu…
Trước giờ đi ngủ bạn lại là một người ăn quá nhiều đồ mát lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu cũng như những đồ cay làm tăng-giảm nhiệt độ, gây quá nóng hoặc quá lạnh cho cơ thể.
Bạn có phải là một người lười thể dục hoặc lười vận động không?
Nếu đúng bạn là một người lười vận động thì đó cũng là nguyên nhân chính, khi cơ thể bạn bị ì ạch khiến giấc ngủ bị rối loạn dẫn đến khó vào giấc ngủ hoặc không ngủ sâu giấc được.
Bạn có đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh hen suyễn, thuốc điều hòa huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng… Các loại này chứa caffeine và các chất kích thích có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
2. Mẹo chữa mất ngủ không cần thuốc
Khi đã biết được các nguyên nhân gây ra triệu chứng mất ngủ. Mặc dù đã hạn chế các vấn đề sử dụng các chất kích thích có chưa caffeine hay không ăn các đồ mát lạnh, nhiều mỡ, khó tiêu…
Vậy mà chúng ta vẫn chưa vào được giấc ngủ và chưa ngủ sâu được. Cùng tìm ra các mẹo nhé!
Giờ Sinh học
Nếu bạn muốn có các giấc ngủ dễ dàng và sâu giấc cho về sau thì bạn cần phải tự thiết lập cho mình một đồng hồ sinh học.
Theo các nhà khoa học thì giấc ngủ thường được bắt đầu từ 21~22h tối, và vào giấc sau đó khoảng 1 tiếng. Vì vậy bạn hãy tự thiết lập giờ sinh học bằng cách đúng giờ là lên giường, đúng giờ là tắt đèn ngủ.
Đặt báo thức đúng 8 tiếng sau đó, giấc ngủ để không bị rối loạn thì ta cần phải có 1 giấc ngủ đủ. Thường thì 8 tiếng.
Thời gian đầu khả năng bạn chưa quen, nên cần thiết lập sớm hơn 30 phút để có thể tập vào giấc ngủ. Về sau cứ đúng giờ là tự khắc lên giường bạn sẽ ngủ được ngay lập tức.
Cách này nghe có vẻ đơn giản, nhưng phạm trù công việc rồi phải làm nhiều thứ khác nên giờ giấc không cố định được. Do đó nếu bạn làm chủ được thời gian thì chắc chắn bạn sẽ thành công!
Ngồi thiền trước khi ngủ 20 phút
Trước khi ngủ, bạn hãy tập ngồi thiền để thả lỏng cơ thể, cân bằng nhịp tim và huyết áp cơ thể ổn định. Nhờ đó cảm giác căng thẳng và lo lắng sẽ vơi đi, giúp những suy nghĩ tiêu cực tan biến.
Khi thực hiện bộ môn này bạn cần chú ý các điểm sau:
- Lựa chọn một nơi yên tĩnh để ngồi hoặc nằm xuống, có thể trên giường của bạn.
- Nhắm mắt và thở chậm, hít vào và thở ra thật sâu, thật đều.
- Khi có một ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí (nhất là suy nghĩ tiêu cực), hãy để nó qua đi và tập trung lại nhịp thở.
- Lúc mới bắt đầu tập thiền, bạn chỉ cần thiền từ 3 đến 5 phút trước khi ngủ. Theo thời gian, bạn từ từ tăng lên 15 đến 20 phút.
- Hãy mở một bản nhạc thánh ca hòa tấu để nghe các giai điệu nhạc không lời du dương giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn.
- Khi ngồi thiền bạn sẽ cảm giác rất muốn ngủ, nhưng hãy tập thói quen với giờ giấc để giấc ngủ được ngon cần thiền 15-20 phút nhé!
Uống sữa hoặc nước ấm trước khi ngủ
Sữa ấm hoặc nước ấm sẽ giúp cơ thể dễ chịu và thư giãn nên sẽ giúp bạn vào giấc ngủ dễ hơn.
Tuy nhiên nếu uống sữa trước khi ngủ thì bạn cần phải súc miệng thật kĩ kẻo răng sẽ bị sâu ăn vì trong sữa nhiều chất ngọt.
Khi nhiệt độ trong cơ thể dung hòa rồi thì bạn rất dễ vào giấc và ngủ được sâu giấc hơn.
Suy nghĩ để dễ ngủ
Trước khi ngủ nếu bạn làm chủ được suy nghĩ thì bạn sẽ rất dễ tự đưa bản thân vào giấc ngủ nhanh.
Bạn có tự đặt ra câu hỏi là: Nếu suy nghĩ việc ngày mai thì sẽ không ngủ được, và liệu suy nghĩ việc ngày mai bây giờ thì ngày mai bạn có nhớ không?
Thay vì vậy hãy list các vấn đề lại ở giấy note hoặc điện thoại, từ đó hãy tập thói quen đánh bỏ suy nghĩ để giấc ngủ được tự nhiên hơn!
Nếu bạn chưa thể ngủ với các giải pháp trên thì hãy nghĩ đến hậu quả của việc mất ngủ dưới đây nhé.
3. Hậu quả của việc mất ngủ
Mất ngủ được coi là một bệnh khó chữa dẫn đến suy nhược cơ thể về tinh thần lẫn thể xác.
Mất ngủ làm chúng ta ăn không ngon, không ăn được nhiều, người gù gà gù gật kèm theo ngáp nhiều lần trong ngày. Việc này ảnh hưởng đến công việc của bạn sẽ bị đánh giá thấp, làm việc không hiệu quả và thường rất dễ bị sai sót trong công việc.
Mất ngủ làm tính tình của bạn thay đổi, từ người dễ chịu thành người khó tính. Ương bướng nhưng không hiểu lí do, cái thích cái không. Không làm chủ cũng như không kiềm chế bản thân mình, việc này rất nguy hiểm trong cuộc sống.
Mất ngủ làm suy giảm sinh lý, làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới. Từ đó giảm ham muốn “chuyện ấy” gây ra hiện tượng mộng tinh đối với trẻ và làm mất hạnh phúc trong gia đình hoặc trong hôn nhân.
Mất ngủ làm da bị lão hóa, khi ngủ thiếu giấc cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol khiến cấu trúc collagen của da bị phá vỡ. Da bắt đầu bị khô, sạm nám, chảy xệ, không còn săn chắc làm tăng nguy cơ lão hóa cao, da dễ nổi mụn.v.v.
Mất ngủ gây nên nhiều bệnh béo phì, teo não, đột quỵ…
Từ nguyên nhân, các mẹo chữa mất ngủ, và hậu quả của việc mất ngủ thì bạn đã biết giấc ngủ quan trọng với chúng ta thế nào. Hãy thiết lập như trên và quay lại chia sẻ thành công hay thất bại sau 1 tháng áp dụng nhé!
Mình đã thành công và tự làm chủ được giấc ngủ của mình, chúc các bạn có những giấc ngủ thật sâu, thật ngon lành.
Tham khảo thêm: Mẹo phỏng vấn thành công khi xin việc