“Chắt chắt” là âm thanh đáng sợ của các nghệ nhân khi chơi chim chào mào, vậy làm sao để phòng tránh bệnh này?

Khi thấy chim có dấu hiệu kêu “chắt chắt”, lười hót, khó thở thì bạn phải nghĩ ngay chim đang bị bênh ho gió.

Chim ho lâu sẽ dễ ra đi

 

 

 

Nguyên nhân chào mào bị ho

  • Thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Thay đổi vùng miền, chuyển chim từ Nam ra Bắc hay ngược lại.
  • Phơi nắng chim quá lâu.
  • Do lồng nuôi chứa nhiều bụi bẩn, chim ăn cám bị dính bột vào mũi.
  • Khi thay lông các mạc phấn của chú chim cũng làm chim bị ảnh hưởng

Tri ho cho chào mào thế nào ?

Đã trị bệnh thì chấp nhận chim xuống lửa không thể ép chim được nhé các bạn, nếu ho các bạn phơi nắng quá nhiều chim sẽ nặng hơn nên các bạn phải cân nhắc nhé.

Trường hợp mới phát hiện.

  • Khi phát hiện chim mới bị ho thì các bạn cho 1 – 2 giọt mật ong vào cóng nước cho chim uống, qua ngày thì đổi cóng nước khác.
  • Cho chim ăn cam, uống nước chè chát nếu bệnh còn nhẹ. Các bạn có thể kết hợp dùng hành tím thái mỏng cho vào vải mùng và treo trên nóc lồng rồi trùm kín áo lồng.

Kết hợp 2 phương án trên lại càng tốt

Trường hợp chim đã nặng.

Nếu bệnh nặng trị như trên không được thì có thể mua thuốc ENROFLOCIN tại tiệm thú y sau đó nhỏ 3 giọt vào cóng cho chim uống. Tùy theo bệnh mà hết sớm hay muộn, thường từ 3 – 7 ngày là khỏi bệnh.

Phòng bệnh ho cho chào mào

  • Không phơi nắng chim quá lâu ( phơi khoảng 45 phút – 1 h là được ). Không treo chim ở nơi có hướng gió lùa. Vào mùa đông hay mưa thì hạn chế cho chim tắm. Ngoài ra nên cho chim ăn cám hạt nhỏ thay bột.
  • Vệ sinh lồng sạch sẽ chú ý lồng có vị mọt ăn không vì bụi sủi ra từ lồng làm chim bị ho.
  • Chim tắm xong phải để khô lông rồi hẳn trùm lại.

 

 Chúc các bạn sẽ trị thành công bệnh cho chiến binh của mình như Admin Chào Mào Huế!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *