Nếu bạn đã là một trong những người đã lấy được một tổ chào mào con và làm sao để chăm chúng lớn lên thành 1 chiến binh tốt đẹp thì qua bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn về phương pháp chăm chim chào mào con lên nhé.

Mục lục

  • Dinh dưỡng cho chim chào mào con
  • Cách nuôi chào mào con
  • Những điểm cần chú ý

Nào cũng bắt đầu tìm hiểu cách nuôi chào mào con nhé!

1Dinh dưỡng cho chim chào mào con

Bạn sẽ rất phân vân phải cho chim chào mào con ăn gì trong thời gian mới lấy tổ về, và những thời gian sắp tới…

Bạn đừng lo lắng quá về thức ăn của chim con.

Đơn giản là bạn hãy chuẩn bị cám gà hoặc bột Ba vì. Mặc dù ở 2 loại này rất ít chất dinh dưỡng, nhưng chúng ta phải tập cho chim ngay từ ban đầu để sau này chim có thói quen ăn bột khi lớn lên. Và chim ăn bột được thì cũng sẽ giúp Chim có

Ngoài cám ra, thì bạn cũng cần trái cây hằng ngày. Hãy chọn các loại trái cây có nhiều nước như: Chuối-Đu đủ-Bình bát…

Thêm vào các loại mồi tươi như: Cào cào-dế non để chân-lông-đuôi của Chim con được mạnh mẽ hơn cho sau này.

Dinh dưỡng cho chào mào

2.  Cách nuôi chào mào con

Đây là điểm khó nhất bạn cần tìm hiểu thật kỹ.

Chào mào con chưa nhận thức được gì ngoài việc chỉ biết réo rít hả miệng liên tục.

Đó là dấu hiệu muốn ăn, trung bình sẽ là 1 tiếng Chim mào con sẽ đòi ăn 1 lần. Nếu có chim mào Cha-mẹ của nó thì bạn chỉ cần đưa mồi thì Cha-mẹ chúng sẽ tự đút ăn. Bạn chỉ cần đút nước khoảng 2-3 tiếng/1 vài giọt.

Bạn hãy chia thời gian ra cho chim mào con. Cứ 1-2 tiếng đầu trong ngày là cào cào hoặc dế+1 vài giọt nước.

Cách đút như sau: hãy ngắt chân toàn bộ con cào cào để tránh trường hợp chân cào cào sẽ cào rách họng của chim mào con. Đặc biệt cào cào cần loại xanh non và càng nhỏ càng tốt. 1 lần đút khoảng 2-3 con tùy cào cao to nhỏ. Và tương tự như Dế cũng vậy.

Sau khi đút cào cào xong bạn hãy lấy bông váy tai nhúng vào nước và đút cho chim con uống nước.

Sau 1-2 tiếng Chào mào con sẽ liên tục mở miêng kêu, bạn hãy đút bột. Bột hãy trộn cùng với nước ấm và nghiền nát chúng trong 1 cái bì ni lông. Sau đó chích 1 lỗ ở bì và đút cho chim. Nên nhớ tỉ lệ nước-cám làm sao cho bột mềm nhão mới được nhé!

Lần ăn tiếp theo cũng hãy thay đổi luân phiên trái cây rồi quay lại mồi tươi-cám-trái cây!

 

 

Bạn sẽ thắc mắc răng cứ như vậy trong bao lâu đúng không?

Nó cũng tùy thuộc vào chú chim này đang ở tháng tuổi nào. Trường hợp ở tháng đầu tiên thì những điều trên bạn phải làm liên tục tới tháng thứ 2. Lúc đó chú chim mới tự ăn được, nhưng cần bạn phải nhẫn nại và liên tục hằng ngày để chim nhanh lớn.

Lúc qua tháng thứ 3 thì hãy tập cho chim tự ăn bằng cách: Đưa bột nhúng vào chuối+cào cào hoặc dế và hãy tiếp tục theo dõi. Nếu chim tự ăn được rồi thì lúc này chim đã tự lập về việc ăn uống. Còn nếu chim vẫn chưa đến ăn được thì bạn hãy đút thêm ít ngày nữa và vẫn để nguyên chuối+cào cào+bột trong lồng như vậy thì Chim sẽ tự ăn thôi.

Ngang đây thấy cho ăn là đã cực rồi phải không! Giờ hãy tập cho chim với các thói quen tốt như: Nghe giọng chim hay+lối chơi(cánh-cầu-mỏ…) của chim Thầy thật hay nhé. (Nên lựa những chú chim càng già càng tốt), ngoài ra bạn có thể cho chúng nghe giọng chim ở trên youtube hoặc thu âm bằng loa bluetooth… Nhưng mở nhỏ thôi kẻo chim sợ nha.

Chế độ tắm thì cách 2 ngày tấm 1 lần, lúc nhỏ thì bạn hãy dùng bình sịt lan(phun sương cho chim), nhớ phơi nắng buổi sáng cho chim có nhiều vitamin để chân-cánh-đuôi chim được khỏe mạnh.

Chăm đến khoảng tháng thứ 5 là chim bạn có thể thay lông mùa đầu, lúc này cực kì quan trọng. Đánh giá 1 mùa tiếp theo rằng chim bạn có chơi được hay không?

Chăm lông thì cũng như các chú chim bình thường khác, nhưng để đúng cách thì bạn có thể tham khảo ở bài viết

Để nuôi một chú chim mào con lên cực kì công phu, nhưng khi đã thành công thì bạn sẽ thấy mình đã có trong tay 1 chú chim dạng người, giọng hót theo ý của bạn tập luyện từ nhỏ, lối đấu-phong cách chơi… tất cả như bạn đã đào tạo vậy. Bạn nghĩ sao về thời điểm đó, nhưng cũng nên lưu ý với những điểm sau đối với thời gian chăm chim chào mào con nhé!

3. Những điểm cần chú ý

Chim mào con học cái tốt khá lâu, nhưng học cái xấu nhất định sẽ nhanh. Tránh những cái xấu ra như: Tránh cho chim nhìn chim tật lỗi(ngoái-ngữa-lộn nhào…)

Tập cho chim thấy cột hoặc các con vật như gà-vịt… sẽ không sợ, đừng tránh mấy thứ đó từ nhỏ mà hãy cho chúng nhìn những thứ đó hằng ngày sẽ quen!

Hạn chế nuôi chim ở những đường luồng nhiều gió, đừng bỏ chim dưới đất cũng như đừng móc chim quá cao… sẽ làm chim dễ bị trúng gió dẫn đến bại chân cũng như dễ chết. Không được cho chim ăn sâu gạo vì nóng sẽ làm hư lông của chim

 Đến đây thì bạn đã biết cần phải nhẫn nại khi nuôi chim, cần phải tìm hiểu thật kĩ về cách nuôi-cách luyện tập cũng như những điểm lưu ý khi chăm Chào mào con rồi đúng không nào?

Hãy cùng chia sẻ đến mọi người cũng như Follow các bài viết của Chào mào huế.vn để biết thêm nhiều kinh nghiệm chăm chim nữa nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *