Đã là người mê chim chào mào thì chắc ae cũng giống mình thôi, rất muốn gọt từ chú bổi lên thành chim đấu giàn-đấu trường

Nhưng để làm sao có thể lựa một chú Bổi có tương lai và tránh các trường hợp ngoài ý muốn như chim mào mái, chim tật lỗi, chim ngoại hình xấu…

Qua bài viết này mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình khi đi mua chim chào mào bổi. AE cùng tham khảo nhé!

 

 

Dưới đây là điểm quan trọng nhất tạo yếu tố thành công hoặc thất bại của bạn khi lựa chọn 1 chú chim chào mào bổi.

Chim mào bổi thường chủ yếu có 2 loại:

  • Chim trời Bẫy đấu
  • Chim trời Bẫy lưới

1. Chim trời Bẫy đấu

Chim bẫy đấu thường là các chú chim trời ở bên ngoài rất dữ dằn vì thường được kẹp 1 bên với chào mào mái và ở một môi trường thiên nhiên nên Lửa trời rất sẵn trong người.

Tuy nhiên, không hẳn chú bẫy đấu nào cũng hay. Nó lại tùy thuộc vào nguồn gốc vùng miền và Gen trước đó nữa.

Khi bẫy nếu Chim trời ra giọng hay-thái độ dữ dằn-mẫu chim đẹp về lông và vóc dáng thì đó là tố chất của một chú chiến binh tương lai rồi đó. Nếu gặp trường hợp bạn theo dõi được chú chim trời như vậy được các nghệ nhân bẫy trực tiếp thì hãy bằng mọi giá Rước em nó về tay nhé!

Khi bắt xuống trên tay hoặc vào lồng thì bạn cũng nên kiểm tra tổng quát chú chim với các điểm sau đây:

Chim trống-mái: Thường thì chim trống sẽ có số đuôi rất nhiều, tầm 12 cái đuôi. Nhưng lở chim rụng đuôi thì bạn hãy kiểm tra phía sau gáy của chú chim đó xem có các sợi lông tơ dài vượt trội hơn không. Nếu có thì khả năng là chim trống nhé.

Ngoài ra, đầu của chim cũng 1 phần đánh giá trống mái. Nên hãy lựa những chú chim có bộ đầu thật to.

Tật lỗi: Thường chim trời mới vào thì ít tật lỗi, chỉ gặp các trường hợp Chim tật lỗi xong người ta phóng sanh rồi lại bị bẫy được. Bạn chỉ cần trùm khăn 3 mặt và tới gần, sờ tay vào lồng. Nếu bị tật ngửa-ngoái-lộn santo thì chim sẽ có biểu hiện ngay.

Hoặc bạn hãy mở video giọng chim mào mái trời hót, nếu chim bị tật do ức chim trời thì chim sẽ có biểu hiện ngước-ngữa-hoặc lộn nhào.

Đừng quên kiểm tra móng chân của chim có “thiếu-hụt-gãy-cụt” không nhé. Nếu bị 1 trong 4 thì giá trị con chim sẽ không còn nữa

Ngoại hình: Bạn nên nhìn bộ mào nhé. Thường các loại Lân-Tê-Cui là tuyệt vời nhất.

Nên xem bộ cườm(ướm chim) nếu đen đậm dày và dài thì quá đẹp không còn bàn cải

Ở giá cả thì có thể thương lượng qua nhiều thứ như: Dáng chim(mào-đầu-ướm-lông đẹp ưng ý)-tố chất chim (giọng 6-7-8, thái độ chơi, cách đấu đá tốt)… Nhưng đừng tiếc với các chú chim này, ở thời điểm này khó kiếm lắm.

2. Chim trời bẫy lưới

Đối với chim trời bẫy lưới chắc chắn là bẫy từng đàn, trong này chắc chắn có chim mái-chim trống. Khi đến mua nhìn nguyên 1 bầy trong lồng avi tầm 100~200 con thì biết phải lựa như thế nào phải không?

Trước tiên là hãy lựa cho mình 1 cây cần trặt mà quán đưa, test thử bên ngoài trước, trặt thử xem cần có nhạy bén không. Rồi mới tính tới bước tiếp theo, chứ đừng ham nhìn Chim rồi tới khi nhắm đc 1 em thì sử dụng cần trặt ko được làm Chim bay đi thì không biết nó đứng ở đâu mà tìm lại.

Tiếp theo hãy lấy 1 chiếc ghế ngồi ở giữa lồng. Cầm trên tay 2 cần trặt để 2 bên trái-phải(vì lồng rộng, nếu chim đứng bên trái thì hãy dùng cần trái trặt nó và ngược lại). Hãy để chim được bình tĩnh nhé!

Trong lồng chắc chắn sẽ có 1 vài con muốn thể hiện mình, sẽ tung cánh-ra giọng kéo- đứng cao chân. Lúc này bạn hãy để ý nó và xem thử có chú chim nào đáp lễ ngược lại với con đó không, nếu có thì đừng ngừng ngại trặt cả 2 con ra lồng.

Bạn đừng nghĩ trặt chim ra lồng là phải mua, để chắc ăn thì xác nhận lại với chủ quán. Thường thì trặt chim ra sẽ để vậy đã, đúng chú chim mình cần thì có thể mua. Không thì chủ quán sẽ thả vào hoặc chủ quán sẽ tách em nó ra nuôi luôn nếu ưng ý của Chủ.

Giả sử bạn muốn mua 1 em thôi, nhưng bắt ra 2 em thì cứ lựa thoải mái. Khi không thích thì bạn cứ nói là con này mình bắt nhầm chim, nhờ chủ thả vào lại. (không sao cả)

Phần trên mới chỉ là lựa chim đấu đá thôi, giờ là vẻ bề ngoài nè!

Giả sử chim trong lồng không đấu đá thì làm sao? Mình phải lựa qua vóc dáng-ngoại hình rồi.

Nhớ là chim mào sẽ đẹp hay xấu tùy vào bộ đầu của nó trước tiên, và để ý giúp mình Mào chim. Cứ lựa(mào lân-Tê-cui) là auto chim chơi rất đẹp và chơi rất có tương lai.

Ngoài mào chim thì cần nhìn tướng qua bộ lông trên người, có rất nhiều con có bộ lông xù. Thì né ra nhé, vì phải ôm lông mấy con này rất cực. Hãy lựa những chú chim sát lông, càng mỏng càng tốt. Nếu 2 cánh 2 bên xệ xuống đụng cầu thì càng tốt. Chim sẽ chơi phách cánh đẹp lắm đấy.

Thường chim ai cũng muốn chim dài-thon-gọn đúng không nào. Nhưng mình để ý những chú chim bộ đuôi dài thường rất ít hót, do đó lựa những chú chim dài nhưng đuôi ngắn là siêng mỏ cho ae.

Thêm bộ ướm của chim, thực tế thì không có ướm chim hay vẫn hay như thường. Nhưng ưa mã đẹp thì có thêm bộ ướm trước ngực càng tô vẻ đẹp và là điểm nhấn của chú chim hơn!

Bộ mỏ chim chào mào thì nên lựa những chú chim mỏ ngắn, mỏng thôi nhé. Như vậy chim siêng mỏ, hót cả ngày cho bạn nghe đã tai về sau này!

Nếu chim trong lông ra giọng có họng thì auto là chim sẽ có giọng to và chim chơi rất bền(người ta gọi là họng bò), nhưng họng này theo mình là nó thường trải qua mùa và chăm chế độ tốt nữa. Nhưng nếu trong lồng có thì quá tuyệt vời, hãy bắt em nó về tay liền nha!

Đoạn cuối thì hãy kiểm tra chân của chim xem thiếu-cụt-đơ-gãy móng không. Nếu chim có bộ chân đen xì bóng loáng thì quá tốt(chim già rừng) hoặc chân màu trắng hồng(chân huyết) thì càng tốt hơn.

Lời kết:

Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân admin “chào mào huế” đã rút ra được dựa trên nhiều lần thất bại, và đã thành công lựa rất nhiều chú chim bổi giá rẻ về gọt lên chim mồi-chim đấu hay rất nhiều nhé!

Nếu bạn thấy có điểm gì hay hơn thì hãy comment góp ý cho mình thêm nữa nha. Hy vọng bạn cũng sẽ lựa được những chú chim ưng ý với các tiêu chí tốt như trên!

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *