Khi bạn thấy chim đứng không vững, đứng không được, chim bay nhảy khó khăn, hoặc chim nhảy được 1 chân. Đó là những dấu hiệu cho thấy chim đang bị yếu chân, đau chân hoặc bại chân.
Chào mào đau chân bệt cầu |
Nguyên nhân chim bị bại chân
- Chim bị yếu chân cũng có trường hợp do trúng gió làm chân co rút.
- Chim hoảng sợ nên bay nhảy chạm vào nan lồng, hoặc cầu làm bong gân, chân bị sưng tấy. Có thể do mèo, chuột vồ làm chim bị đau chân.
- Do chim bị thiếu chất, đặc biệt là Canxi và vitamin D.
- Chim già mùa không được cắt móng, lột vảy định kỳ nên móng mọc dài, bốt chân quá dày làm chim bay nhảy khó khăn. Chim có tuổi lồng từ 6 – 7 mùa thường chân yếu nên khó di chuyển.
- Lồng nhốt, cầu mất vệ sinh cũng là nguyên nhân làm chim bị đau chân.
Cách trị chim bị đau chân – yếu chân
Nếu chim bị yếu chân chắc chắn bạn phải bắt chim ra để xem tổng quát, hãy thả chim trong màn rồi từ từ bắt lại nếu không sẽ sẩy và hoảng chim
1. Chim đau chân – yếu chân do đạp dằm
Đạp dằm chân chim thường bị sưng dễ nhận biết.
Bạn phải quan sát xem dằm ở đâu và rút ra nhưng hãy nhớ khử trùng chân chim bằng thuốc đỏ tránh nhiễm trùng.
2. Chim đau chân – yếu chân do tung
Bạn phải ổn định chú chim của mình bỏ chỗ yên tĩnh, bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất một thời gian chim ổn định lại là được.
3. Chim đau chân – yếu chân do gió
Khi thấy những dấu hiệu chim bị yếu chân thì các bạn bắt chim ra. Thoa dầu gió vào chân, và dưới cánh cho chim để trị trúng gió. Nếu chim đã bị lâu ngày thì nên thay cầu đậu của chim bằng cây xoan ( thầu đâu ), hoặc cho chim vào lồng lực, cho đất cát vào đó để chim đậu và ăn khoáng dưới đất cũng là cách trị yếu chân cho chim rất tốt.
4. Chim đau chân – yếu chân do quá già
Bổ sung dinh dưỡng tốt sẽ cải thiện
Cách phong tránh chim bị đau chân – yếu chân
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chim như mồi tươi là không thể thiếu.
- Thường xuyên theo dõi cách bay nhảy của chim để nhận biết sớm
- Tập lực cho chim
- Cho chim khung giờ sinh hoạt hợp lý, tránh làm chim hoảng sợ tung trong lồng ảnh hưởng đến chân