Nếu bạn đang có dự định sang nhật hoặc mới bắt đầu ở nhật thì điều khó nhất đối với bản thân đó là cuộc sống thay đổi. 

Làm sao để dễ thích nghi khi ngôn ngữ-phong tục khác nhau.

Mục lục

  • Ngôn ngữ
  • Phong tục

Nghe ngôn ngữ và phong tục thấy thì đơn giản đúng không! Nhưng làm sao để thích nghi với nó thì đó là một quá trình, và nếu không đúng cách thì sẽ gây ra rất nhiều rắc rối với bạn đấy!

Ngôn ngữ

Khi đến một đất nước lạ, đặc biệt khác ngôn ngữ thì bản thân mình cần phải chuẩn bị những gì để không quá cầu kì, nhưng đừng quá tự tin về ngôn ngữ.

Ngôn ngữ Nhật bản khá phong phú về từ ngữ cũng như các loại văn nói-văn viết khác nhau. Đối với Tiếng Nhật thì thường có loại thể Lịch sự-tôn kính ngữ-thể từ điển…

Thường thường khi mới đến Nhật các bạn sẽ rất hay mắc những điểm nay. Nguyên nhân do người bản xứ nói xong các bạn bắt chước, nhưng lại không phù hợp đối với bạn.

Câu nói cám ơn thể ngắn

 

Người Nhật thường dùng những thể ngắn để nói chuyện với bạn bè và những người phía dưới, bạn muốn bắt chước thì cần phải tìm hiểu kĩ về những từ đó và đừng sử dụng với những người cấp trên cũng như người lớn tuổi.

Mình từng sai phạm khi sử dụng với người đồng nghiệp cấp trên và đã bị chỉnh ngay lập tức. Từ đó bản thân không dám tự ý nói bất cứ điều gì mà mình thấy không chắc chắn!

Cụ thể là lúc đó người đồng nghiệp đã hướng dẫn cho mình, nhưng khi mình trả lời “Tôi đã hiểu” thay vì thể lịch sự sẽ là: 分かりました(Wakarimashita)、thì mình đã nói 分かった(Wakatta. Đều có nghĩa “Tôi hiểu rồi”, nhưng một bên là dùng với người cấp dưới hoặc bạn bè. Một bên là dùng cấp trên hoặc trong công việc!

Đó là chưa nói đến: Tôn kính ngữ, là dùng để đối ứng với Cấp trên của mình trong công việc. Thấy đơn giản nhưng chỉ sai đối tượng dùng là bạn đã bị đánh giá rất Tệ về việc lịch sự hay không rồi.

※Cần lưu ý những điểm sau đây để không bị mắc phải trong giao tiếp.

  • Ngôn ngữ nói ra cần chắc chắn, nếu không chắc chắn thì nên search hoặc có thể hỏi lại từ đó có nghĩa gì. Đừng tự phán đoán, chỉ cần lệch lạc là mọi thứ tiêu đời.
  • Cần dùng kính ngữ hoặc lịch sự mọi lúc để an toàn cho bản thân, loại bỏ các thể ngắn ra thì tốt hơn!
  • Cần memo lại các từ thông dụng nhưng khó hoặc bản thân hay quên.
  •  Nên xác nhận liên tục để tránh hiểu sai ý đối với trong công việc cũng như đời sống

 

Phong tục

 

1. Đúng giờ

Phong tục đúng giờ là điều quan trọng nhất ở Nhật, việc thường xuyên hay mắc đó là trễ giờ làm hoặc thời gian báo cáo cũng như giờ tàu…

Nếu bạn đi làm bị trễ hay báo cáo trễ thì thường rất bị đánh giá thấp trong công việc. Bởi người Nhật rất đúng giờ, bạn là người lề mề thì nên tập thói quen này khi đến Nhật nhé.

Về thời gian tàu-xe thì rất chuẩn giờ, nếu có trễ là khi tàu hoặc xe gặp sự cố tai nạn hay vấn đề gì lớn thôi. Nếu bạn trễ giờ tàu-xe thì bạn phải chấp nhận đi chuyến khác thôi, không ai đợi bạn cả.

Kể cả thời gian hẹn với người Nhật đi ăn- uống thì người ta đều đúng giờ hoặc sớm hơn. Phong tục này rất hay trong công việc cũng như cuộc sống của người Nhật.

 

2. Cúi đầu khi chào hỏi và cám ơn

Điều này cũng là một điều rất hay ở Nhật bản, cho dù bạn chào người lớn hơn hoặc cấp trên thì họ cũng cúi đầu chào bạn. Tuy nhiên cúi đầu thấp bao nhiêu tùy theo mức độ người đối diện như thế nào.

 

Ví dụ nếu bạn là người cấp dưới hoặc nhỏ hơn thì khi chào bạn phải cúi thấp hơn người đối diện. Khi cám ơn cũng vậy, nếu ai cho bạn thứ gì thì bạn cám ơn cũng phải kèm theo việc cúi đầu để tỏ sự thành kính với người đối diện.

Đừng vì việc tự cao của bản thân mà không cúi đầu thì cũng bị đánh giá thấp trong công việc cũng như trong đời sống.

 

3. Quy tắc xếp hàng

Xếp hàng là điều đương nhiên ở Nhật bản, dù bạn có là người làm to hay là gấp gáp gì đi nữa thì bạn cũng phải xếp hàng.

Đó là phong tục của người Nhật, nếu muốn mua một thứ gì thì cũng phải xếp hàng đợi đến lượt mình. Đừng chen lấn hoặc dùng tiểu xảo để được lên hàng đầu nhé, bạn sẽ bị những người Nhật nhìn với ánh mắt khinh thường kinh khủng lắm.

 

4. Không gây ồn ào nơi công cộng

Việc gây ồn ào nơi công cộng là điều mà người Nhật rất đánh giá thấp, ở các nơi như Bệnh viện-trong công ty-trong xe bus hay trên các chuyến tàu…

Những người già ở Nhật thường hay nhậu say và nói chuyện ồn ào trên các chuyến tàu thì vì những người này lớn tuổi. Do đó không ai có thể nói lại, nhưng nếu bạn sang Nhật mà cứ nói chuyện ồn ào ở nơi công cộng thì bỏ đi nhé.

 

5. Luôn nhận và đưa đồ bằng hai tay

Điều này nghe thì bình thường, nhưng người Nhật dù là người lớn tuổi khi cho bạn thứ gì thì bạn hãy để ý họ sẽ đưa bằng hai tay, cũng như khi nhận lại cũng vậy đều sử dụng hai tay để nhận.

Chính vì thế, dù bạn lớn hay nhỏ thì cũng nên tập điều này khi sống ở Nhật bản nha.

 

6. Không mang giày vào nhà

Giày dép khi đi từ bên ngoài về thì không được mang vào nhà, bởi vì theo quan điểm của Nhật bản là nếu mang giày dép ngoài đường về xong mang vào nhà sẽ không được vệ sinh.

 

Nhất là ở những nơi tôn nghiêm như Nhà thờ-chùa ở Nhật cũng vậy, khi đến đó người ta đều chuẩn bị sẵn cho bạn những đôi dép. Vì vậy đừng cố gắng mang giày dép của mình vào bên trong, họ sẽ đuổi bạn ra đấy!

Tóm lại, nếu bạn có ý định đến Nhật bản hoặc mới sang Nhật bản thì nên tìm hiểu các phong tục và những kinh nghiệm sống để không bị mắc phải các vấn đề bất đồng về phong tục nhé.

Tham khảo thêm: Cách truyền đạt vấn đề đến người nghe hiệu quả trong dự án

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *