Bệnh trĩ là một loại bệnh không xa lạ với các triệu chứng khó đi ngoài, và khi đi ngoài thường ra máu tươi, hoặc búi trĩ nhô ra ngoài hậu môn(sa búi trĩ)… làm bản thân đau đớn khó chịu. Bạn có thể tự khắc phục ở nhà với mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà.
Mục lục
- Nguyên nhân của bệnh trĩ
- Mẹo trị bệnh trĩ tại nhà
Trĩ nặng hay nhẹ đều có nguyên nhân và cách khắc phục, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân và mức độ của mình. Từ đó có thể chữa bệnh bằng các mẹo mà không cần thuốc.
Bệnh trĩ khiến ta đau đớn |
1. Nguyên nhân của bệnh trĩ
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ đến từ tình trạng cản trở lưu thông máu ở vùng trực tràng -hậu môn, gây giãn tĩnh mạch ở khu vực này.
Điều này giải thích tại sao khi mang thai, tử cung mở rộng chèn ép lên vùng tĩnh mạch gây nên tình trạng trĩ. Táo bón mãn tính cũng là yếu tố tăng nguy cơ gây trĩ, bởi vì căng thẳng khi đi tiêu làm tăng áp lực lên ống hậu môn, đẩy búi trĩ ra ngoài.
Cuối cùng, các mô liên kết hỗ trợ và nâng đỡ búi trĩ suy yếu theo tuổi tác, khiến trĩ phình to và tăng sinh khi về già.
Các nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ là:
Thói quen làm việc cũng như sinh hoạt
Công việc ngồi quá lâu, quá nhiều. Ngược lại bạn ít vận động đi lại, nhịn vệ sinh thường xuyên khi căng thẳng công việc, quan hệ đường hậu môn…
Thói quen ăn uống
Ăn quá nhiều thức ăn nóng-cay, ít uống nước, sử dụng các chất kích thích như rượu-bia quá nhiều…
Do bệnh lý đường tiêu hóa
Tiêu chảy hay táo bón, viêm đại tràng, bị kiết lỵ, hội chứng ruột kích thích…
Các nguyên nhân khác
Mang thai, sinh con, người béo phì hoặc người già nguy cơ mắc bệnh trĩ sẽ tăng cao.
Triệu chứng bệnh trĩ:
Chảy máu: Máu màu đỏ tươi chảy thành giọt hoặc thành tia ở cuối khối phân rắn. Có thể nhận thấy dấu hiệu chảy máu khi nhìn thấy máu xuất hiện trên giấy lau chùi khi đi vệ sinh.
Ngứa và đau rát hậu môn: Đau rát khó chịu ở vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện xong. Ngoài ra, hậu môn còn có thể bị ngứa, kích thích hoặc sưng tấy.
Sa búi trĩ: Búi trĩ sa loài ra ngoài sau khi đi đại tiện, đi bộ hoặc ngồi xổm lâu, lúc đầu tự co lên được, về sau phải đẩy mới lên, cuối cùng búi trĩ thường xuyên sa ra bên ngoài hậu môn, đẩy vẫn không lên được.
2. Mẹo trị bệnh trĩ tại nhà
Thay vì uống thuốc thì bạn hãy nghĩ đến các loại rau ăn giảm sưng tấy, các loại rau mát có thể cải thiện việc táo bón và tăng độ bền mao mạch…
Rau diếp cá |
Rau diếp cá
Rau diếp cá còn được biết đến với tên gọi khác là ngư tinh thảo. Ngoài được dùng phổ biến trong ẩm thực thì loại rau ăn này còn được dùng để hỗ trợ một số bệnh lý thường gặp. Trong đó bệnh trĩ nếu sử dụng sẽ rất nhanh khỏi bệnh.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị khoảng 200 gam lá diếp cá tươi đem rửa sạch với nước muối loãng và để ráo nước.
- Cho vào cối giã nát, thêm 1 chút muối hạt rồi đắp trực tiếp lên hậu môn đã vệ sinh sạch.
- Có thể sử dụng khăn bọc lại để giữ nguyên trong khi ngủ giúp hiệu quả hơn.
- Sáng hôm sau dậy gỡ thảo dược ra và dùng nước sạch rửa lại vùng hậu môn.
Hơn nữa, để hiệu quả hơn và giúp nhanh khỏi bệnh thì bạn nên uống nước diếp cá này bằng cách xay nhuyễn và uống thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp bệnh thuyên giảm rõ rệt. Nếu khó uống bạn có thể thêm ít đường hoặc muối vào để mát rồi uống nhé!
Cây ngải cứu |
Cây ngải cứu
Ngải cứu là loại cây giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, lưu thông khí huyết… Đặc biệt hoạt chất Yomogin trong cây Ngải cứu có tác dụng làm co mạch trĩ và co búi trĩ rất hiệu quả.
Cách sử dụng:
Chuẩn bị ít lá ngải cứu kèm lá lốt giã nát sau đó đắp trực tiếp trên hậu môn, cố định bằng gạt và giữ nguyên khoảng 50 phút.
Áp dụng kiên trì ngày 2 lần(sáng-tối). Bạn sẽ thấy đi ngoài giảm ra máu.
Cây cỏ mực |
Cây cỏ mực
Cỏ mực hay còn được gọi tên khác là cỏ nhồi, loại cây mọc hoang. Loại cây này có tác dụng cầm máu nhanh, diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch… có tác dụng chữa trị bệnh Trĩ rất hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Lấy 1 nắm cỏ mực ( bao gồm cả rễ, thân và lá) đem giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Sau đó Lấy một ly rượu nhỏ nấu lên cho nóng rồi cho nước cỏ mực vào hòa lẫn uống.
- Phần bã lấy đắp bên ngoài hậu môn mỗi khi búi trĩ bị sa ra ngoài. Giữ nguyên vậy qua đêm càng tốt.
Kiên trì sử dụng phương pháp cây cỏ mực này vừa uống vừa đắp thì bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.
Lá lốt |
Lá lốt
Lá lốt thuộc họ Hồ tiêu. Thành phần hóa học trong lá lốt là tinh dầu và alkaloid- một hoạt chất có khả năng kháng viêm, tiêu sưng vết thương hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt khoảng 150 gam, đem rửa sạch với nước muối
- Cho nước vào lá lốt rồi đem đun sôi, để nguội tầm 5-10 phút.
- Vệ sinh sạch sẽ trước xin xông
- Sử dụng nước và xông ở hậu môn
- Xông khoảng 10-15 phút, sau đó vệ sinh lại vị trí hậu môn.
Mỗi ngày, bạn nên thực hiện cách này 1-2 lần. Kiên trì sử dụng từ 10 ngày trở lên để thấy hiệu quả rõ rệt.
Với các phương pháp trên kèm ăn uống hạn chế đồ nóng-cay, cũng như thay đổi cách sinh hoạt. Hạn chế ngồi nhiều, tập đi bộ và ngủ nghỉ điều độ sẽ giúp bệnh xua tan đi.