Nổi đau khi bạn phải chăm một chú chim với nhiều tâm huyết nhưng vô tình bị hóc xương cá trong cám, hóc chân của cào cào.
Cùng mình tìm nguyên nhân và cách sơ cứu kịp thời nhé!
1. Nguyên nhân bị hóc.
Hóc xương cá
Khi bị hóc xương cá, nguyên nhân chủ yếu là khi trong cám vô tình còn 1 miếng xương nhỏ của cá lọt vào và khi xay không thể nghiền nát nó được.
Nguyên nhân này là nguyên nhân khách quan, không ai mong muốn cả. Kể cả người làm cám và người chăm chim.
Khi xương cá này nằm cố định với cám được đùn, chim ăn vào vô tình lọt xuống cổ sẽ làm rách cổ và mắc lại ở cổ dẫn đến bị hóc và trầy xước cổ họng của Chim.
Hóc chân cào cào
Chân cào cào là phần nằm dưới bắp chân của cào cào, xung quanh có nhiều lưỡi răng mọc ngược và rất sắt nhọn.
Phần chân của cào cào có thể làm tay của bạn bị trầy xướt vì độ nhạy bén.
Mỗi khi chân cào cào này vào miệng của chim sẽ làm rách họng, mắc nghẹn ở cổ và làm chim của bạn không thể ăn uống, đấu hót.v.v.
2. Cách sơ cứu chim bị hóc
Nếu có triệu chứng hóc nghẹn như: há miệng khó thở, muốn hóc cái gì đó ra hoặc nuốt xuống nhưng không được thì bạn phải lập tức sơ cứu cách này như sau:
– Nên chuẩn bị 1 cái nhíp, 1 cái ống xi lanh, 1 ly nhỏ nước cam hoặc nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 miếng chuối.
– Tiếp theo bạn từ từ bắt chim ra, dùng 1 vật gì đó để cho chim cắn vào. Lấy đèn pin soi vào họng của chim và nhìn thật kĩ!
Đoạn này nên làm từ lúc sớm để chân cào cào hoặc xương chưa xuống phía dưới họng của nó.
– Nếu thấy vật gì chắn ngang hoặc 1 vật thể nào đang đâm vào 1 phần cổ hay miệng của chim thì bạn hãy từ từ dùng nhíp kéo dứt khoát nó ra.
– Sau khi lấy ra được bạn cho chim uống 1 xíu mật ong bằng cách dùng ống xi lanh hút 1 ít mật ong và xịt vào miệng cho chú chim để mật ong nhanh chữa lành vết thương hoặc viêm sưng họng.
Trường hợp chân cào cào hoặc xương đã xuống họng và bạn không thể gắp nó ra được thì hãy xịt vào miệng nó 1 ít nước chanh nguyên chất.
(nước chanh có nhiều axit sẽ làm vật thể nhanh bị tiêu hóa đi)
– Sau đó hãy nhét 1 miếng chuối vào để có thể đẩy vật thể đó xuống đường tiêu hóa, cứ nước cốt chanh-chuối vài lần như vậy. Và sau 1-2 tiếng làm lại cho tới khi chim hết cảm giác hóc thì lúc đó hãy ngưng.
– Cuối cùng hãy cho chim uống 1 ít mật ong kèm nước cam để chim nhanh phục hồi thể trạng, chữa các vết thương bên trong và tránh bị viêm-xưng táy.
Giờ hãy ra tiệm thuốc thú y mua 1 liều kháng sinh cho chim cảnh. Để chim nhanh phục hồi vết thương ban đầu, vậy là chú chim của bạn sẽ được cứu nhé!
3. Biện pháp phòng tránh
Để chim không bị hóc chân cào cào thì bạn nên dùng kéo cắt các phần chân của cào cào ra mỗi khi cho vào rọ.
Để chim không bị hóc xương cá thì bạn nên nhìn lướt qua cóng cám khi cho cám vào(cho ít thôi thì bạn sẽ dễ nhìn thấy được).
Không được để chim hóc quá lâu, hãy sơ cứu ngay sớm nhất có thể.
Nên tham khảo thêm các anh/em nghệ nhân khác ở các hội nhóm Facebook để có thể biết thêm nguyên nhân và cách khắc phục.
Chúc chú chim của bạn nhanh chóng khỏe mạnh và không gặp các sự cố ngoài ý muốn nhé!